Ngừng ăn cá Vẹt!

logo
EN

Ngừng ăn cá Vẹt!
Ngày đăng: 10/06/2020 8508 Lượt xem

    Cá vẹt quan trọng với san hô hơn là để làm đặc sản trên bàn ăn.

    Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Chúng ta còn rất nhiều thứ để ăn, hãy ngừng ăn cá Vẹt!

    Gần đây tại những chợ hải sản Vietnam bắt đầu bày bán những chú cá Vẹt nhiều màu sắc đánh bắt từ tự nhiên. Đối với những người sành ăn, cá đánh bắt tự nhiên từ biển luôn được đặc biệt ưa chuộng so với cá nuôi, vì vậy số lượng cá Vẹt đang giảm đáng kể.

    Loài cá Vẹt (Parrotfish) dành 90% thời gian trong ngày để ăn san hô chết, làm sạch, giúp rạn san hô phát triển tốt hơn. Mỗi con cá vẹt trưởng thành trung bình một năm thải ra 320 kg cát mịn. Khi không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác, hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng biển nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi.

    Great Barrier Reef Rạn là san hô lớn nhất thế giới tại Úc đã bị phá huỷ tới 67% vào năm 2016, hơn 2300 km rạn san hô bờ biển thì đã có tới 1500km bị tẩy trắng. Tới năm 2017 có tới 93% rạn san hô này bị phá huỷ. Các nhà khoa học dự đoán, trong vòng 1 thập kỷ tới Great Barrier Reef sẽ biến mất hoàn toàn.

    Cá Vẹt là loài cá ăn cỏ lớn nhất ở Đại Tây Dương với khoảng 80 loài đã được xác định. Chúng có kích thước nhỏ chỉ từ 30 cm đến hơn 120 cm, sống chủ yếu xung quanh các rạn san hô nhiệt đới ở các đại dương trên khắp thế giới.

    Đối với những người sành ăn, cá đánh bắt tự nhiên từ biển luôn được đặc biệt ưa chuộng so với cá nuôi, vì vậy số lượng cá Vẹt đang giảm đáng kể.

    San hô chính là món yêu thích nằm trong thực đơn của chúng, cá Vẹt thường ăn các loài tảo sinh ra từ các khối san hô bị vỡ từ một rạn san hô. Cá Vẹt nghiền nát san hô bằng hàm răng chắc khỏe của chúng. Cá vẹt dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Sau khi ăn xong, chúng thải ra cát trắng mịn. Mỗi con cá Vẹt trưởng thành có thể tạo ra tới 320 kg cát mỗi năm, đây là nguồn chất khoáng rất quan trọng cho san hô mới hình thành và phát triển. Phần lớn lượng cát có trong phạm vi sinh sống của loài cá này thực chất là những vụn san hô không tiêu hóa được mà chúng thải ra. Có một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi có quần thể cá Vẹt đông đúc vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh nhất hiện nay.

    Loài cá Vẹt vốn nổi tiếng với khả năng thay đổi hình dạng, màu sắc và thậm chí cả giới tính trong suốt chu kỳ sống, chúng có quá nhiều điểm nổi bật khiến các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải. Cá Vẹt thực sự có thể thay đổi giới tính liên tục trong suốt cuộc đời mình, ngay cả màu sắc và hình dáng cũng không phải ngoại lệ. Vậy nên bạn đừng vội ngạc nhiên nếu một sang thức dậy bỗng “nàng” cá xinh đẹp trong bể biến thành một con đực chính gốc hoặc ngược lại. Sự thay đổi giới tính này có ở cả con đực và con cái hay thậm chí cả những chú cá còn chưa “thành niên”. Nếu cá Vẹt đực đầu đàn chết đi, bạn đời của chúng sẽ chuyển đổi giới tính thành đực và tiếp tục duy trì ngôi vị đầu đàn.

    Một số loài cá vẹt khi ngủ vào ban đêm tự bao bọc mình trong một chiếc kén trong suốt làm bằng chất nhầy tiết ra từ cơ quan trên đầu chúng. Các nhà khoa học cho rằng chiếc kén này có công dụng như một chiếc mặt nạ giúp che dấu mùi hương của chúng khỏi những kẻ săn mồi ban đêm, như cá chình và khiến chúng khó bị phát hiện hơn.

    Bởi số lượng cá Vẹt trên phạm vi toàn cầu đã cạn kiệt do đánh bắt và mất môi trường sống, mới đây cộng đồng đang cùng nhau chia sẻ, tuyên truyền để hạn chế ăn cá Vẹt. Hãy ngừng ăn cá Vẹt, chỉ cần không ăn thôi đã góp phần tái tạo môi trường biển.

    Phạm Duy - Tài Nguyên & Môi Trường
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ

    Nhằm cung cấp giải pháp xử lý phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản với chi phí thấp và góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, Viện Nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường - Đại học Nông lâm TP.HCM đã đưa ra quy trình sản xuất enzyme protease thủy phân phụ phẩm cá tra và cá basa để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi.
    07/09/2020
    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    3 bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi

    Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt nên nhiều bệnh nấm trên cá đã xuất hiện. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao.
    05/09/2020
    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Mối quan hệ của Phân trắng, EHP và Hoại tử gan tụy cấp tính

    Cả đường ruột và gan tụy, hai cơ quan quan trọng nhất của tôm đều bị nhiễm bệnh cùng một lúc thì chẳng khác nào là ao tôm nuôi đã “lâm vào đường cùng”. Do đó, cần làm tốt công tác giữ sạch môi tường nuôi, nuôi tôm một cách an toàn bền vững, diệt khuẩn, thay nước thường xuyên để ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh trong ao. Đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tôm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch sẽ giúp tôm mạnh mẽ mà “đương đầu” với những dịch bệnh nguy hiểm.
    05/09/2020
    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi

    Với kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí, mô hình nuôi ruồi lính đen được đánh giá có lợi ích thiết thực cho môi trường, đảm bảo an toàn với vật nuôi và sức khỏe con người. Nhận thấy được những ưu điểm này, anh Lê Phước Sang - chủ hộ kinh doanh trang trại nông nghiệp sinh thái Ecodota (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã triển khai mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi trang trại, tạo thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường...
    03/09/2020
    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Bắc Ninh: Nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển

    Được đánh giá là nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi lồng bè do hệ thống sông ngòi phong phú, mấy năm nay, tỉnh Bắc Ninh đã phát huy tốt thế mạnh. Thủy sản trở thành một lĩnh vực quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh.
    03/09/2020
    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Hướng dẫn nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    Để đảm bảo chất lượng ATVSTP đối với các sản phẩm thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản
    01/09/2020
    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Nhộn nhịp mùa cá “lên” ruộng

    Hiện nay đang là thời điểm người dân vùng lũ ở ĐBSCL tất bật chuẩn bị mua cá giống để thả trong ao hoặc chân ruộng lúa đón lũ. Nhu cầu cá nước ngọt luôn rất cao, người dân liên tục mở rộng diện tích nuôi, vì thế mà các loại cá giống đều rất hút hàng.
    31/08/2020
    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Làm mất hiệu lực aflatoxin bởi chất hấp phụ bề mặt

    Trong chăn nuôi thì thức ăn đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng. Chăn nuôi thành công, ngoài con giống tốt, chuồng trại phù hợp, điều kiện dịch vụ chăn nuôi – thú y và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, cần có nguồn thức ăn đầy đủ cân bằng và kỹ thuật nuôi dưỡng tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn tồn tại ở nhiều dạng như viên, bột hoặc trang trại tự phối trộn và nhiều thương hiệu khác nhau, mỗi loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau dựa trên loại vật nuôi, giai đoạn vật nuôi và mục đích sử dụng khi chăn nuôi.
    31/08/2020
    Hạn chế stress trên tôm

    Hạn chế stress trên tôm

    Trong nuôi tôm, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển, gây tình trạng stress ở tôm và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
    28/08/2020
    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    H2S - “sát thủ” nơi đáy ao tôm

    Khí độc H2S từ lâu đã được xem như một “sát thủ”, có mối liên hệ mật thiết với DO và pH trong ao tôm.
    26/08/2020
     Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Enzyme Phytase: Giúp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Với ao nuôi cá tra đạt năng suất 300 tấn/ha/vụ, mỗi vụ sẽ thải ra môi trường khoảng 2.677 tấn bùn ướt và 77.930 m3 nước thải. Lượng chất thải này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nguồn nước, mà còn phát sinh dịch bệnh, từ đó làm giảm tính bền vững của nghề nuôi cá tra. Vậy đâu là giải pháp cho thực trạng trên?
    25/08/2020

    24/08/2020
    Zalo
    Hotline