Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!

logo
EN

Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!
Ngày đăng: 21/08/2020 10147 Lượt xem

    mua bán tôm

    Việt Nam và Ecuador đang trở thành "hiện tượng" của ngành tôm trong đại dịch Covid-19

    Bất ngờ hai chiến lược khác nhau nhưng đều giúp Việt Nam và Ecuador đưa ngành tôm an toàn đi qua Covid-19.

    Nền kinh tế thế giới trong hơn nữa năm qua đã bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Chúng ta đã rất khó khăn khi vừa phải chống dịch vừa giảm mức độ thiệt hại về kinh tế. Có thể xem dịch Covid-19 là thảm họa nhưng cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại chính mình và có được những bước đi mới trong tương lai.

    Theo nhà phân tích thủy sản Gorjan Nikolik của Rabobank- công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia, năm 2019 là năm rớt giá của con tôm dù vậy vậy mọi người vẫn hy vọng sẽ có khởi sắc hơn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, kéo theo đó là những tác động lớn đến sự xuất khẩu của con tôm. Thị trường Trung Quốc bắt đầu giảm lượng cầu đáng kể. Các nhà nhập khẩu ở Mỹ và Châu Âu cũng bắt đầu trữ tôm. Vào tháng 05, nhập khẩu tôm ở Mỹ giảm 30%- thấp nhất trong 7 năm qua. Xuất khẩu ở Ấn Độ vào Mỹ Cũng giảm 57% trong tháng 05 và 43% trong tháng 06.

    Ngành tôm ở tất cả quốc gia đều bị ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp, nhưng có phải tất cả tác động đều tiêu cực? Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua 2 biểu hiện của ngành tôm ở Ecuador và Việt Nam, tuy chiến lược khác nhau nhưng đều đang “an toàn” giữa tâm đại dịch.

    Ecuador

    Trong khi các nước khác bắt đầu trải qua sự ảnh hưởng này thì Ecuador lại khác.

    Biểu đồ thể hiện xuất khẩu tôm của Ecuado từ tháng 01 – 05/2020

    Ecuador đã tăng trưởng lên 2 con số lần đầu trong suốt 7 năm qua, nhờ vào vận hành mô hình kinh doanh tập trung vào tôm chưa chế biến, chủ yếu cung cấp hàng cho Trung Quốc. Đây có lẽ một câu chuyện không tưởng trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành ở tất cả các nước.

    Ecuador không có năng lực sản xuất và chế biến cho các ngành bán lẻ hay có thể cung cấp vào chuỗi giá trị sản xuất ở các thị trường Châu Âu hay Mỹ. Có thể nói mặt hàng của họ là mặt hàng thô, thiếu sự đầu tư về công nghệ kỹ thuật nhưng lại đang là nguồn cung mang lại lợi nhuận to lớn cho họ từ trước đến nay.

    Và đây cũng chính là vấn đề đóng vai trò như là một chất xúc tác cho các rắc rối của Ecuador.

    Ngành tôm ở Ecuador phát triển rất tốt, xuất khẩu tăng đến 82% chỉ trong 5 tháng đầu năm. Nhưng vào tháng 6/2020, giới chức Trung Quốc đã phát hiện dấu vết của Covid-19 trên gói hàng tôm của Ecuador, họ đã bắt đầu ra lệnh cấm nhập khẩu với 4 nhà xuất khẩu lớn của Ecuador và sản lượng tôm nhập khẩu cũng bắt đầu giảm mạnh trên diện rộng.

    Hậu quả của việc này là từ xuất khẩu 120.000 tấn vào tháng 05 giảm ½ số lượng vào tháng 6 và chỉ còn 10.000 tấn vào tháng 07. Dù sản lượng xuất khẩu đến các nước khác của Ecuador tăng nhưng cũng không thể bù đắp cho lượng tôm tồn đọng do chuẩn bị xuất sang Trung Quốc.

    Thật kỳ lạ, gói hàng được phát hiện là một trong 245.000 gói và chỉ là mẫu RNA của virus, nó không hoạt động và không sống như virus và chỉ nằm ngoài gói hàng. Hành động của chính quyền Trung Quốc là khá cứng nhắc. Một lí thuyết cho rằng, Trung Quốc đang dùng điều này để có thể đạt được những lợi ích trong các cuộc đàm phán hay các vấn đề khác. Một số khác cho rằng điều này liên quan đến việc Ecuador xuất khẩu tôm qua Việt Nam. Một số lại cho rằng Trung Quốc đang bảo vệ ngành tôm của nước mình vì có đến 60% thị trường ở Trung Quốc được phụ vụ bởi tôm ở Ecuador.

    Nhưng dù lí dó là gì đi chăng nữa thì chắn chắc nó sẽ gây ra những lo ngại đáng để, một sự giảm mạnh lượng tiêu thụ, cung vượt quá cầu và sự giảm mạnh về giá đến 25-35% so với giai đoạn cùng năm trước của người nông dân Ecuador. Thật khó để họ có thể bán tôm với giá thấp hơn cả giá thành sản xuất.

    Ngành tôm Ecuador cần đa dạng hóa thị trường và phát triển ngành chế biến riêng của mình, điều này sẽ giúp họ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và có sự tiếp cận cân bằng hơn. Ngoài ra, họ cần có sự tăng cường trong sản xuất tôm.

    Sự tăng cường không có nghĩa là nuôi trữ lượng lớn hơn mà phải có FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tốt hơn, đảm bảo quản lí tốt về an toàn sinh học và có tỉ lệ chết thấp hơn. Điều đó sẽ giảm áp lực về dịch bệnh, tỉ lệ chết và những công ty sẽ có thành phẩm chất lượng hơn.

    Việt Nam

    Mặc dù tăng trưởng không tương xứng với kỳ vọng trước đại dịch, nhưng Việt Nam cũng là một câu chuyện tích cực.

    Biểu đồ và bảng so sánh xuất khẩu tôm của Việt Nam qua các năm.

    Hiện Việt Nam đang có nhiều lợi ích hơn từ việc thiết lập nhiều kênh bán hàng đến nhiều quốc gia khác nhau. Không giống như Ecuador chỉ cung cấp cho một nước, Việt Nam đang hướng trục quay đến Mỹ và Canada hơn là Trung Quốc và Châu Âu. 

    Ngành tôm Việt Nam đã có triển vọng khá lạc quan trước đại dịch và cũng chỉ bị ảnh hưởng khá ít từ sự bùng nổ dịch Covid-19 từ Trung Quốc hồi đầu năm- minh chứng là giá trị xuất khẩu tôm tăng 2.3% so với cùng kì năm ngoái và những dữ liệu gần đây lại cho thấy rằng những tháng tiếp theo cũng khá lạc quan cho xuất khẩu Việt Nam.

    Ngoài việc xoay sở được đa dạng thị trường để tiêu thụ, Việt Nam cũng làm chủ được sản lượng tôm của mình. Lý do được cho là Việt Nam cũng là quốc gia có tỉ lệ nhiễm Covid-19 rất thấp, ít bị ảnh hưởng bởi Covid. Mặt khác, có thể con người Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt với thiên tai, cho nên mọi người vẫn giữ được nhịp độ sản xuất. Theo dự tính, năm 2020, Việt Nam có thể cung cấp đến 530.000 tấn tôm, bằng với sản lượng tôm của năm vừa qua.  

    Như vậy, qua phân tích chúng ta nhận ra rằng mấu chốt của vấn đề này chính là trước mắt cần giảm thiệt hại nhiều nhất của dịch bệnh đối với nền kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời cần tạo ra sự đa dạng hóa thị trường cầu để tránh sự phụ thuộc đối với một quốc gia nhất định. Để làm được điều này việc đầu tư công nghệ vào khâu chế biến là điều hiển nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ở mỗi thị trường khác nhau.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
    12/10/2020
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Zalo
    Hotline