Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!

logo
EN

Tăng trưởng tôm Việt và Ecuador: Câu chuyện không tưởng có thật!
Ngày đăng: 21/08/2020 10151 Lượt xem

    mua bán tôm

    Việt Nam và Ecuador đang trở thành "hiện tượng" của ngành tôm trong đại dịch Covid-19

    Bất ngờ hai chiến lược khác nhau nhưng đều giúp Việt Nam và Ecuador đưa ngành tôm an toàn đi qua Covid-19.

    Nền kinh tế thế giới trong hơn nữa năm qua đã bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Chúng ta đã rất khó khăn khi vừa phải chống dịch vừa giảm mức độ thiệt hại về kinh tế. Có thể xem dịch Covid-19 là thảm họa nhưng cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại chính mình và có được những bước đi mới trong tương lai.

    Theo nhà phân tích thủy sản Gorjan Nikolik của Rabobank- công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia, năm 2019 là năm rớt giá của con tôm dù vậy vậy mọi người vẫn hy vọng sẽ có khởi sắc hơn vào năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, kéo theo đó là những tác động lớn đến sự xuất khẩu của con tôm. Thị trường Trung Quốc bắt đầu giảm lượng cầu đáng kể. Các nhà nhập khẩu ở Mỹ và Châu Âu cũng bắt đầu trữ tôm. Vào tháng 05, nhập khẩu tôm ở Mỹ giảm 30%- thấp nhất trong 7 năm qua. Xuất khẩu ở Ấn Độ vào Mỹ Cũng giảm 57% trong tháng 05 và 43% trong tháng 06.

    Ngành tôm ở tất cả quốc gia đều bị ảnh hưởng dù trực tiếp hay gián tiếp, nhưng có phải tất cả tác động đều tiêu cực? Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua 2 biểu hiện của ngành tôm ở Ecuador và Việt Nam, tuy chiến lược khác nhau nhưng đều đang “an toàn” giữa tâm đại dịch.

    Ecuador

    Trong khi các nước khác bắt đầu trải qua sự ảnh hưởng này thì Ecuador lại khác.

    Biểu đồ thể hiện xuất khẩu tôm của Ecuado từ tháng 01 – 05/2020

    Ecuador đã tăng trưởng lên 2 con số lần đầu trong suốt 7 năm qua, nhờ vào vận hành mô hình kinh doanh tập trung vào tôm chưa chế biến, chủ yếu cung cấp hàng cho Trung Quốc. Đây có lẽ một câu chuyện không tưởng trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành ở tất cả các nước.

    Ecuador không có năng lực sản xuất và chế biến cho các ngành bán lẻ hay có thể cung cấp vào chuỗi giá trị sản xuất ở các thị trường Châu Âu hay Mỹ. Có thể nói mặt hàng của họ là mặt hàng thô, thiếu sự đầu tư về công nghệ kỹ thuật nhưng lại đang là nguồn cung mang lại lợi nhuận to lớn cho họ từ trước đến nay.

    Và đây cũng chính là vấn đề đóng vai trò như là một chất xúc tác cho các rắc rối của Ecuador.

    Ngành tôm ở Ecuador phát triển rất tốt, xuất khẩu tăng đến 82% chỉ trong 5 tháng đầu năm. Nhưng vào tháng 6/2020, giới chức Trung Quốc đã phát hiện dấu vết của Covid-19 trên gói hàng tôm của Ecuador, họ đã bắt đầu ra lệnh cấm nhập khẩu với 4 nhà xuất khẩu lớn của Ecuador và sản lượng tôm nhập khẩu cũng bắt đầu giảm mạnh trên diện rộng.

    Hậu quả của việc này là từ xuất khẩu 120.000 tấn vào tháng 05 giảm ½ số lượng vào tháng 6 và chỉ còn 10.000 tấn vào tháng 07. Dù sản lượng xuất khẩu đến các nước khác của Ecuador tăng nhưng cũng không thể bù đắp cho lượng tôm tồn đọng do chuẩn bị xuất sang Trung Quốc.

    Thật kỳ lạ, gói hàng được phát hiện là một trong 245.000 gói và chỉ là mẫu RNA của virus, nó không hoạt động và không sống như virus và chỉ nằm ngoài gói hàng. Hành động của chính quyền Trung Quốc là khá cứng nhắc. Một lí thuyết cho rằng, Trung Quốc đang dùng điều này để có thể đạt được những lợi ích trong các cuộc đàm phán hay các vấn đề khác. Một số khác cho rằng điều này liên quan đến việc Ecuador xuất khẩu tôm qua Việt Nam. Một số lại cho rằng Trung Quốc đang bảo vệ ngành tôm của nước mình vì có đến 60% thị trường ở Trung Quốc được phụ vụ bởi tôm ở Ecuador.

    Nhưng dù lí dó là gì đi chăng nữa thì chắn chắc nó sẽ gây ra những lo ngại đáng để, một sự giảm mạnh lượng tiêu thụ, cung vượt quá cầu và sự giảm mạnh về giá đến 25-35% so với giai đoạn cùng năm trước của người nông dân Ecuador. Thật khó để họ có thể bán tôm với giá thấp hơn cả giá thành sản xuất.

    Ngành tôm Ecuador cần đa dạng hóa thị trường và phát triển ngành chế biến riêng của mình, điều này sẽ giúp họ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và có sự tiếp cận cân bằng hơn. Ngoài ra, họ cần có sự tăng cường trong sản xuất tôm.

    Sự tăng cường không có nghĩa là nuôi trữ lượng lớn hơn mà phải có FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tốt hơn, đảm bảo quản lí tốt về an toàn sinh học và có tỉ lệ chết thấp hơn. Điều đó sẽ giảm áp lực về dịch bệnh, tỉ lệ chết và những công ty sẽ có thành phẩm chất lượng hơn.

    Việt Nam

    Mặc dù tăng trưởng không tương xứng với kỳ vọng trước đại dịch, nhưng Việt Nam cũng là một câu chuyện tích cực.

    Biểu đồ và bảng so sánh xuất khẩu tôm của Việt Nam qua các năm.

    Hiện Việt Nam đang có nhiều lợi ích hơn từ việc thiết lập nhiều kênh bán hàng đến nhiều quốc gia khác nhau. Không giống như Ecuador chỉ cung cấp cho một nước, Việt Nam đang hướng trục quay đến Mỹ và Canada hơn là Trung Quốc và Châu Âu. 

    Ngành tôm Việt Nam đã có triển vọng khá lạc quan trước đại dịch và cũng chỉ bị ảnh hưởng khá ít từ sự bùng nổ dịch Covid-19 từ Trung Quốc hồi đầu năm- minh chứng là giá trị xuất khẩu tôm tăng 2.3% so với cùng kì năm ngoái và những dữ liệu gần đây lại cho thấy rằng những tháng tiếp theo cũng khá lạc quan cho xuất khẩu Việt Nam.

    Ngoài việc xoay sở được đa dạng thị trường để tiêu thụ, Việt Nam cũng làm chủ được sản lượng tôm của mình. Lý do được cho là Việt Nam cũng là quốc gia có tỉ lệ nhiễm Covid-19 rất thấp, ít bị ảnh hưởng bởi Covid. Mặt khác, có thể con người Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đối mặt với thiên tai, cho nên mọi người vẫn giữ được nhịp độ sản xuất. Theo dự tính, năm 2020, Việt Nam có thể cung cấp đến 530.000 tấn tôm, bằng với sản lượng tôm của năm vừa qua.  

    Như vậy, qua phân tích chúng ta nhận ra rằng mấu chốt của vấn đề này chính là trước mắt cần giảm thiệt hại nhiều nhất của dịch bệnh đối với nền kinh tế, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đồng thời cần tạo ra sự đa dạng hóa thị trường cầu để tránh sự phụ thuộc đối với một quốc gia nhất định. Để làm được điều này việc đầu tư công nghệ vào khâu chế biến là điều hiển nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ở mỗi thị trường khác nhau.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

    Bổ sung luân trùng để hạn chế stress cho tôm thẻ

    Để tăng cường khả năng chịu stress của động vật thủy sản người nuôi có thể cải thiện bằng cách tăng cường dinh dưỡng. Thức ăn tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng cao và độ ngon miệng đã được sử dụng làm chất tăng cường dinh dưỡng để tăng cường khả năng chịu stress của tôm.
    15/09/2020
    Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

    Cậy nhờ vào đâu để vực dậy cá tra Việt?

    Theo ước tính của các Infofish trong năm 2019, Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia sản xuất 2,2 triệu tấn trong đó Việt Nam chiếm trên 50% sản lượng. Sau khi Mỹ áp dụng luật chống phá giá lên cá tra Việt Nam vào năm 2002, sản lượng không giảm mà còn gia tăng gấp 8 -10 lần và xuất đến trên 120 quốc gia.
    14/09/2020
    Giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại

    Giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã tăng trở lại

    Sau một thời gian dài ở mức thấp, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện tăng trở lại từ 5.000-6.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 2 tuần. Hiện, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương ở mức 17.500-18.200 đồng/kg, nhưng người nuôi vẫn bị lỗ.
    11/09/2020
    Kiểm soát bệnh do Vibrio bằng hỗn hợp acid hữu cơ trên tôm thẻ

    Kiểm soát bệnh do Vibrio bằng hỗn hợp acid hữu cơ trên tôm thẻ

    Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi với tỷ lệ chết lên đến 100%. Có một số cách kiểm soát bệnh Vibriosis như: sử dụng kháng sinh hay chế phẩm sinh học.
    11/09/2020
    Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao

    Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao

    Theo ông Nguyễn Trường Đại (Đồng Nai), nếu thời tiết thuận lợi, giá bán ổn định khoảng 150 ngàn đồng/kg (loại 20 con/kg), ông thu lợi khoảng 1,5 tỷ đồng.
    11/09/2020
    Tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

    Tiềm năng phát triển mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

    Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng phát triển ổn định về diện tích và có sự tăng dần về năng suất cũng như chất lượng. Bên cạnh con tôm nước lợ, nhiều hộ nuôi còn triển khai đa dạng các đối tượng khác cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là có liên kết bao tiêu ổn định, điển hình như mô hình nuôi cá rô phi đơn tính.
    10/09/2020
    Cám lúa mì lên men nâng cao năng suất của gà thịt

    Cám lúa mì lên men nâng cao năng suất của gà thịt

    Một nghiên cứu ở Đài Loan kết luận rằng, việc bổ sung cám lúa mì lên men ở gà thịt có thể có khả năng nâng cao năng suất tăng trưởng bằng cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột và tình trạng viêm nhiễm.
    09/09/2020
    Xuất khẩu cá tra lao dốc: Lỗi không phải chỉ do dịch COVID-19!

    Xuất khẩu cá tra lao dốc: Lỗi không phải chỉ do dịch COVID-19!

    Từ đầu năm đến nay giá cá tra nguyên liệu liên tục lao dốc không phanh xuống mức 17.000 đồng/ kg, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân được nêu ra là do dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn hoạt động giao thương. Nhưng, con cá tra đã "rớt" từ lâu trước khi COVID-19 hoành hành.
    09/09/2020
    Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh

    Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh

    Chế phẩm do TS Đỗ Thị Liên và các cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân lập là nguồn thức ăn mới góp phần đảm bảo chất lượng, số lượng thức ăn cho con giống loài hai mảnh vỏ.
    09/09/2020
    Chủ nuôi tiết lộ sự thật về gà vảy cá “mỹ kê” giá 5 triệu đ/con

    Chủ nuôi tiết lộ sự thật về gà vảy cá “mỹ kê” giá 5 triệu đ/con

    Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp. Tuy nhiên, theo nhiều chủ trang trại nuôi gà vảy cá ở Việt Nam cho biết: Nuôi hay kinh doanh giống gà cảnh này thoạt nghe tưởng “ngon ăn” nhưng không hề dễ dàng.
    08/09/2020
    Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

    Cảnh giác với bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

    Từ năm 2013 đến nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xảy ra tại các nước trong khu vực Châu Á. Thời gian gần đây, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc.Tính đến ngày 27/7/2020, đã phát hiện tổng số 13 ổ dịch tại Trung Quốc; đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 15-20/7/2020, đã ghi nhận 5 ổ dịch mới tại tỉnh Quảng Tây (cách biên giới với Việt Nam khoảng 200 km)
    08/09/2020
    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra

    Đầu tư chiều sâu cho sản phẩm cá tra là xu hướng tất yếu của các công ty, tập đoàn chuyên nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu hiện nay. Mục đích của việc làm này là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khép kín quy trình để chủ động trong sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
    08/09/2020
    Zalo
    Hotline