Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi

logo
EN

Tiềm năng sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi
Ngày đăng: 28/10/2020 9867 Lượt xem

    Sử dụng côn trùng làm thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển trên thế giới và là hướng đi có nhiều tiềm năng ở Việt Nam.

    Giá trị dinh dưỡng

    Các loại côn trùng có hàm lượng protein thô cao (42,1 - 63,3% theo vật chất khô) và tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều loại thức ăn chăn nuôi giàu protein khác như bột cá, khô đậu tương.

    Côn trùng có chứa đầy đủ các axit amin, đặc biệt là các axit amin thiết yếu với hàm lượng tương đối cao. Trong các loại hạt ngũ cốc thường thiếu một số loại axit amin thiết yếu như lysine, threonine hay tryptophan, nhưng hàm lượng các loài axit amin này đều có trong côn trùng, nhất là lysine và threonine hàm lượng tương đối cao.

    Không những giàu protein, côn trùng còn được xem là thức ăn giàu chất béo, nhất là ấu trùng ruồi lính đen. Đặc biệt, côn trùng giàu các axit béo không no mạch dài và các axit béo cần thiết như axit linoleic và axit alpha-linolenic.

    Về hàm lượng các chất khoáng, côn trùng được đánh giá là thức ăn rất giàu sắt và kẽm. Hơn nữa, hàm lượng các chất khoáng rất biến động giữa các loài và thay đổi theo giai đoạn phát triển của côn trùng. Ngoài ra, hàm lượng các chất khoáng còn phụ thuộc vào việc sử dụng một phần hay toàn bộ cơ thể của côn trùng để làm thức ăn.

     

    Côn trùng là nguồn thức ăn giàu protein cho vật nuôi - Ảnh: IMF

    Một số loài côn trùng

    Ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens): Ruồi lính đen (H. illucens Linnaeus 1758) thuộc họ ruồi đen (Stratiomyidae) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và nơi có nhiệt độ ấm thuộc châu Mỹ. Về đặc điểm ngoại hình, ruồi lính đen trưởng thành có màu đen, hình dạng cơ thể giống con tò vò và có chiều dài cơ thể là 15 - 20 mm, có thể lên đến 27 mm, chiều rộng là 6 mm, và nặng tới 220 mg vào giai đoạn cuối của ấu trùng (Makkar & cs., 2014).

    Ruồi lính đen trưởng thành thường không ăn thức ăn (mà chủ yếu phụ thuộc vào lượng chất béo dự trữ ở giai đoạn ấu trùng) và không mang các mầm bệnh (Makkar & cs., 2014). Ruồi trưởng thành cũng không bị thu hút bởi nơi ở của con người hay các loại thực phẩm và cũng được coi là loài không gây hại (van Huis & cs., 2013). Vì vậy, ấu trùng ruồi lính đen rất phù hợp để phân hủy các loại chất thải hữu cơ và tạo ra nguồn protein có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

    Sâu bột mealworm (Tenebrio molitor): Sâu bột mealworm là ấu trùng của hai loại bọ cánh cứng màu đen (darkling beetles) thuộc họ Tenebrionidae là loài bọ màu vàng (T. molitor Linnaeus, 1758) và loại nhỏ hơn, ít phổ biến hơn là loại bọ nhỏ màu đen (Tenebrio obscures Fabricus, 1972). Sâu bột thuần chủng có ở châu Âu và hiện nay phân bố ở nhiều nơi trên trái đất (Makkar & cs., 2014).

    Sâu bột thường rất dễ nhân giống và dễ nuôi, với hàm lượng protein cao nên chúng thường được nuôi để làm thức ăn cho động vật cảnh, bao gồm các loài chim, bò sát, động vật nhỏ có vú, lưỡng cư và cá. Do loài ăn tạp nên sâu bột có khả năng chuyển hóa các loại chất thải, nhất là phụ phẩm từ cây trồng và tạo nguồn thức ăn giàu protein, giàu chất béo và năng lượng trong một thời gian tương đối ngắn.

    Nhộng tằm (silk worm): Theo tác giả Makkar & cs. (2014) có một số loài nhộng tằm đã được phát hiện, bao gồm: Bombyx mori Linnaeus, 1758 (Bom bycidae), Antheraea assamensis Helfer, 1837; Antheraea mylitta (Drury, 1773); Antheraea paphia Linnaeus, 1758; Samia cynthia ricini (Saturniidae). Tằm là một dạng sâu của bướm được nuôi để sản xuất tơ.

    Bột nhộng tằm được coi là nguồn thức ăn phù hợp với loài dạ dày đơn (như gia cầm, heo, cá) và cũng có thể cho gia súc nhai lại. Do tằm thường được nuôi để lấy tơ nên một lượng lớn phụ phẩm kén thải ra có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, sử dụng nguồn phụ phẩm kén này làm thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất các sản phẩm có giá trị sinh học khác như: chitin, protein, dầu và axit béo là biện pháp giúp giảm ô nhiễm môi trường.

     

    Phương pháp chế biến

    Côn trùng có thể được sử dụng ở dạng tươi (sống) hoặc qua chế biến làm thức ăn chăn nuôi. Một số dạng sản phẩm côn trùng được chế biến hiện nay như sấy đông khô, dạng bột khô hoặc đông đá. Chế biến sẽ giúp bảo quản côn trùng được lâu hơn và dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có rất ít công trình công bố về các phương pháp chế biến côn trùng làm thức ăn chăn nuôi (Veldkamp & cs., 2012).

    Sau khi thu hoạch côn trùng từ chất nền, cần tiến hành làm sạch để loại bỏ hết các chất thải bám vào chúng. Thông thường nhất là biện pháp sử dụng sàng để tách côn trùng ra khỏi chất nền. Sau đó côn trùng được chế biến nguyên con hoặc tách một phần cơ thể chúng. Khi sử dụng nguyên con, có thể tiến hành đông đá hoặc luộc trong nước sôi. Ví dụ, ấu trùng ruồi có thể được rửa sạch bằng nước nóng (40 - 500C) sau đó sấy trong 24 giờ ở 600C hoặc với ấu trùng sâu bột có thể sấy ở 500C trong 3 ngày (Gawaad & Brune, 1979; Ramos-Elorduy & cs., 2002, dẫn theo Veldkamp & cs., 2012).

    Đối với phương pháp phân tách, sau khi thu hoạch, sơ chế làm sạch thì có thể thực hiện phân tách mỡ, protein hòa tan, protein không hòa tan và chitin. Khi tách mỡ thì hàm lượng protein sẽ cao hơn. Có thể sử dụng các chất hòa tan hữu cơ (như hexane) để tách mỡ rồi sấy khô. Để phân tách chitin, có thể sử dụng hóa chất  (NaOH và NaCl) để khử khoáng rồi khử proteim, hoặc sử dụng biện pháp sinh học là lên men hoặc enzyme. Hiện, các phương pháp phân tách protein vẫn chưa được nghiên cứu nhiều (Veldkamp & cs., 2012).

    Tiềm năng

    Đến nay có 24 loài côn trùng thuộc 6 bộ khác nhau (Blattodea, Coleoptera, Diptera, Isoptera, Lepidoptera và Orthoptera) đã được đánh giá có tiềm năng sử dụng thức ăn chăn nuôi, trong đó bộ Diptera (48%) và Lepidoptera (29%) là hai bộ được sử dụng phổ biến nhất, trong khi bộ Coleoptera chỉ chiếm 9%. Theo van Huis & cs. (2013), các loài côn trùng được sử dụng phổ biến nhất làm thức ăn chăn nuôi hiện nay là ấu trùng ruồi lính đen, ấu trùng ruồi nhà, nhộng tằm và sâu bột. Châu chấu và mối cũng là nguồn thức ăn giàu protein rất khả thi cho chăn nuôi nhưng ít phổ biến hơn.

    Côn trùng đã và đang được sử dụng làm thức ăn cho gia súc gia cầm, thủy sản và động vật cảnh ở nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Côn trùng học quốc tế (IPIFF) (2019) côn trùng có thể được sử dụng tới 40% trong khẩu phần của cá và tới 30% trong khẩu phần ăn của gà. Tuy nhiên, côn trùng hiện nay đang bị cấm sử dụng cho động vật nhai lại ở trên toàn thế giới do nguy cơ truyền lây bệnh ở bò điên (DiGiacomo & Leury, 2019).

    Riêng ở châu Âu, hiện nay côn trùng chưa được phép sử dụng làm thức ăn cho gia cầm và heo do lo ngại dịch bệnh có thể truyền lây khi sử dụng côn trùng nuôi trên chất nền có nguồn gốc động vật (Commission Regulation (EU) No 56/2013, dẫn theo IPIFF, 2019).

    >> Ấu trùng ruồi lính đen, sâu bột, nhộng tằm, châu chấu và dế là những loài được sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi với nhiều tiềm năng về mặt dinh dưỡng. Bổ sung hoặc thay thế (một phần hoặc hoàn toàn) bột cá hoặc bột đậu tương bằng bột côn trùng trong khẩu phần ăn của gia cầm và heo đã cho kết quả tương đương hoặc tốt hơn về năng suất cũng như chất lượng thịt.

     

    Theo Nguoichannuoi.vn - Nguồn Đặng Thúy Nhung, Nguyễn Thị Xuân, Hán Quang Hạnh, Vũ Đình Tôn - Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline