Ứng dụng vi sinh trong nuôi Cá Chẽm thương phẩm

logo
EN

Ứng dụng vi sinh trong nuôi Cá Chẽm thương phẩm
Ngày đăng: 19/02/2021 3502 Lượt xem

    I. GIỚI THIỆU

    Do giá trị kinh tế cao nên nghề nuôi cá Chẽm thâm canh ngày càng phổ biến ở các tỉnh ven biển như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau…Như quy luật tự nhiên, diện tích và sản lượng nuôi càng tăng thì dịch bệnh ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, giá thành sản xuất, lợi nhuận người nuôi. 

    II. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ CHẼM

    1. BỆNH XUẤT HUYẾT

    - Tổ hợp khuẩn Aeromonas sp, Pseudomonas sp thường gây xuất huyết trên cá chẽm.
    - Biểu hiện: Cá bỏ ăn, tập trung ở mé, góc ao, cá mất nhớt, yếu dần và chết. Xuất huyết dưới da, vây, hậu môn; nội quan có dịch, sưng, xuất huyết.
    - Bệnh xuất hiện quanh năm, tất cả giai đoạn phát triển của cá, bùng phát vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thấp. Cá hao rải rác, tỷ lệ hao hụt 5-10%.

    Cá chẽm bị xuất huyết

    2. BỆNH ĐEN MÌNH, TUỘT VẢY

    - Bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp gây ra.
    - Biểu hiện: Thân cá đen, tuột vảy, mất nhớt, gan thận cá sưng, hoại tử, xoang bụng có dịch. Cá tập trung ở góc ao, yếu dần và chết. 
    - Bệnh xuất hiện tất cả giai đoạn phát triển của cá. Bùng phát vào thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao trong năm (từ tháng 01 tới tháng 04 âm lịch).

    Cá chẽm bị đen mình

    3. BỆNH KÝ SINH TRÙNG

    - Sán lá, trùng quả dưa, trùng bánh xe là tác nhân ký sinh thường xuyên trên mang, da, vây cá, làm cá ngứa ngáy, tiết nhiều nhớt, cản trở quá trình hô hấp của cá.
    - Đĩa cá là tác nhân ký sinh ở nhiều cơ quan trên cá: mang, da, vây cá,… tạo ra nhiều vết loét, cơ hội cho các tác nhân vi khuẩn, vi nấm gây bệnh tấn công. 

    Mang cá chẽm bị ngoại ký sinh

    4. BỆNH VI NẤM

    - Vi nấm Anphanomyces sp gây hoại tử cơ, tạo ra những vết loét sâu trên thân cá, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công.
    - Bệnh do vi nấm thường lây theo chiều ngang, kết hợp bội nhiễm nếu không phát hiện và xử lý sớm sẽ gây tỷ lệ hao hụt lớn.

    Cá chẽm bị bội nhiễm nấm

    III. GIẢI PHÁP VI SINH PHÒNG BỆNH NHIỄM KHUẨN

    - Chế phẩm vi sinh cao cấp Q10 max giúp kiểm soát mầm bệnh (vi nấm, vi khuẩn) và khí độc trong ao nuôi.

    - Bộ sản phẩm đối kháng trực tiếp khuẩn gây bệnh xuất huyết, đen mình, thối đuôi ngay tại đường ruột cá, hỗ trợ tiêu hóa, mau dày thành ruột, giúp cá tăng đề kháng, lớn nhanh. 

    - Các chủng vi sinh được phân lập có hoạt tính cao, thuần bản địa, rất thích hợp với thổ nhưỡng Việt Nam.
    - Công nghệ sản xuất giúp nâng hàm lượng vi sinh trong từng sản phẩm, nâng liều dùng, giảm giá thành cho bà con chăn nuôi.

    IV. ỨNG DỤNG LÁ XOAN ĐẶC TRỊ KÝ SINH TRÙNG TRONG NUÔI THỦY SẢN

    Các nghiên cứu hóa học cho thấy họ xoan chứa nhiều triterpenoid tirucallan, dramaran, oleanan, multifloran và một số alkaloid. Ngoài ra, họ này còn chứa nhiều limonoid. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chiết xuất các chất hóa học ứng dụng trong phòng và chữa bệnh. Aalbersberg và Singh (1990) đã chiết xuất từ quả cây Dysoxylum richii 4 dammaran triterpenoid là richenoat metyl, richenol, richenon và acid richernoic có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn và trừ nấm Lemna minor. Mohamad (1999) đã chiết xuất từ vỏ cây Dysoxylum macranthum được 11 hợp chất tirucallan trong đó có 4 chất có tác dụng gây độc lên dòng tế bào KB (tế bào ung thư vòm hầu). Zhou et al. (1995) đã chiết xuất từ cây Melia toosandan được 18 limonoid gây chứng chán ăn trong đó có trichilin. Abdelgaleil và Aswad (2005) cũng đã chiết xuất được 17 limonoid từ cây Khaya ivorensis, Chukrasia tabularis và Khaya senegalensis gây chán ăn có thể ngăn chặn sự phát triển của loài sâu Spodoptera littoralis trong đó có angolensat metyl và 6-hydroxyangolensat metyl.

    Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ xoan (giống Melia) có chứa một alkaloid (có công thức là C9H8O4) vị đắng có tác dụng diệt giun. Ngoài ra, trong vỏ thân và vỏ rễ còn chứa 70% tanin. Quả chứa một alkaloid có tên gọi là Azaridin và một chất dầu (chiếm 60%), dầu có diêm sinh và mùi tỏi. Lá chứa một alkaloid có tên là paraisin, một ít rutin (chiếm 0,5% vật chất khô) có tác dụng diệt trùng mỏ neo rất mạnh.

    1. ƯU ĐIỂM SẢN PHẨM

    2.  QUY TRÌNH XỬ LÝ KÝ SINH TRÙNG ĐỊNH KỲ TRONG NUÔI CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM

    Lưu ý:
    - Không dùng chung với chế phẩm vi sinh trong vòng 24h từ khi sử dụng sản phẩm.
    - Nên sử  dụng 1 lít AQUA CLEAN-UV/1.000m3 nước loại bỏ hóa chất, kháng sinh trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh.

    Sản phẩm phòng bệnh và điều trị bệnh Q10 max, OLICA new, SAN KILLAQUA CLEAN-UVPRAQUANTEL new.

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Quy Trình Xử Lý Bệnh Vàng Da Trên Cá Tra Thương Phẩm

    Quy Trình Xử Lý Bệnh Vàng Da Trên Cá Tra Thương Phẩm

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    01/09/2021
    Ứng dụng vi sinh trong ương cá tra giống

    Ứng dụng vi sinh trong ương cá tra giống

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    31/08/2021
    Ứng dụng vi sinh trong nuôi cá rô thương phẩm

    Ứng dụng vi sinh trong nuôi cá rô thương phẩm

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    31/08/2021
    Quy trình điều trị tái nhiễm bệnh xuất huyết, đen mình trên cá sặc
    31/08/2021
    Quy trình điều trị nhiễm khuẩn đường ruột trên cá kèo

    Quy trình điều trị nhiễm khuẩn đường ruột trên cá kèo

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    31/08/2021
    Giải độc nguồn nước - cải tạo đầu vụ trong ương cá tra giống
    31/08/2021
    PEPTIDE kháng khuẩn UV-BIOMAX

    PEPTIDE kháng khuẩn UV-BIOMAX

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    31/08/2021
    Đặc Trị Trùng Lông Ký Sinh Trên Cá Tra

    Đặc Trị Trùng Lông Ký Sinh Trên Cá Tra

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV-
    30/07/2021
    Chuẩn bị ao ương trong nuôi cá kèo thương phẩm

    Chuẩn bị ao ương trong nuôi cá kèo thương phẩm

    -Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công ty UV-
    28/05/2021
    Nhiễm khuẩn đường ruột trên Cá Thát Lát trong mùa nắng nóng
    23/04/2021
    Zalo
    Hotline