Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

logo
EN

Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai
Ngày đăng: 06/07/2020 6520 Lượt xem

    Năm 2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.

    Theo Bộ NN&PTNT, xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 ảnh hưởng 10/13 tỉnh ĐBSCL; phạm vi ảnh hưởng với ranh 4 g/l là 1.688.600 ha chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng, so năm 2016 cao hơn 50.376 ha. Xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, cây ăn trái và NTTS. Trong đó, tổng diện tích NTTS bị thiệt hại 8.715,5 ha, gồm nuôi cá truyền thống 1.234,5 ha, tôm nước lợ 4.811 ha, cá da trơn 136 ha, nhuyễn thế 201 ha, ngao 2.324 ha. Thiệt hại ở từng địa phương: Tỉnh Cà Mau 4.063 ha (tôm 4.062 ha), Tiền Giang 2.326 ha (ngao 2.324 ha), Bến Tre 1.377 ha (cá truyền thống 1.243 ha, cá da trơn 134 ha), Kiên Giang 749 ha nuôi tôm, Bạc Liêu 200 ha nhuyễn thể.

    Địa phương chủ động

    Điểm nổi bật trong việc ứng phó thiên tai hạn, mặn năm nay là các địa phương chủ động hợp tác. Tỉnh Tiền Giang để ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ, đã chủ động phối hợp với tỉnh Long An đắp 6 đập và các cống trên Quốc lộ 62, hạn chế thiệt hại cho 62.000 ha vùng dự án Bắc Đông của 2 tỉnh. Còn tỉnh Long An lắp đặt thêm 16 cửa cống ngăn mặn dọc tuyến Quốc lộ 62, đắp 32 đập tạm trên các kênh nội đồng, lắp đặt máy bơm và tổ chức bơm nước nhiều cấp chống hạn. Tỉnh An Giang phối hợp tỉnh Kiên Giang vận hành hệ thống thủy lợi trong vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt các cống vùng ven biển tỉnh Kiên Giang phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt cho nhiều diện tích ở An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

    Kiểm tra độ mặn của nước - Ảnh: Phan Thanh

    Điểm nổi bật thứ hai ở các địa phương là bố trí nhiều điểm đo mặn trên các tuyến sông, kênh rạch và công trình đầu mối để giúp nông dân lấy nước NTTS và trồng cây thích hợp. Tỉnh Bến Tre bố trí gần 50 điểm đo mặn, tổ chức đo kiểm tra độ mặn trong nội đồng và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tỉnh Hậu Giang triển khai hoàn thành 10 trạm đo mặn tự động, số liệu cung cấp hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành. TP Cần Thơ thiết lập 2 trạm đo mặn cố định và 1 trạm đo mặn lưu động để hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt phù hợp.

    Mùa hạn mặn năm nay, các cấp Trung ương chỉ đạo sớm và thường xuyên. Ngày 27/9/2019 tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các địa phương ĐBSCL về phòng chống thiên tai, phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2019 - 2020; ngày 25/10/2019, Bộ NN&PTNT có chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL. Từ đó, nhiều công trình kiểm soát mặn được đẩy nhanh tiến độ, kịp thời phát huy tác dụng.

    Một số công trình do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư đã vượt kế hoạch từ 6 -13 tháng, như cống Âu thuyền Ninh Quới ở tỉnh Bạc Liêu; trạm bơm Xuân Hòa ở tỉnh Tiền Giang; các cống Tân Dinh, Bông Bót, Vũng Liêm ở tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; 18 cống kiểm soát mặn ở tỉnh Bến Tre. Các địa phương cũng dành nguồn vốn thích hợp và đẩy nhanh việc xây dựng công trình kiểm soát mặn. Tỉnh Cà Mau, sau đợt hạn, mặn 2015 - 2016 đến nay đã có 1.205 công trình được triển khai, trong đó mùa khô 2019 - 2020 có 173 công trình. Tỉnh Kiên Giang xây dựng hàng trăm cống, đập dọc bờ biển và hai bên các cửa sống lớn.

    Nhờ sự hỗ trợ của các công trình kiểm soát mặn, việc chuyển đổi diện tích sản xuất để thích ứng với điều kiện mới của người dân đạt kết quả khả quan. Trong đó có 50.000 ha đất lúa trước nguy cơ hạn mặn cao đã chuyển sang NTTS 1.200 ha, trồng rau màu 45.300 ha, cây ăn quả lâu năm 3.450 ha. Ngoài ra, còn có xấp xỉ 100.000 ha đất lúa chủ động cắt vụ, giãn vụ.

    Bài học kinh nghiệm

    Nhiều bài học kinh nghiệm cho tương lai ứng phó biến đổi khí hậu đã được rút ra qua mùa hạn, mặn lịch sử; trong đó, công tác dự báo của cơ quan chuyên môn, việc đo độ mặn ở các địa phương và người dân đã được nêu lên.

    Bộ NN&PTNT cùng nhiều địa phương thống nhất tầm nhìn tương lai cần có giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong giải pháp ngắn hạn, đối với NTTS, cần xác định vùng nuôi thủy sản nước mặn ổn định, có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, để chủ động phương án điều tiết nước phù hợp. Tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên; hạn chế cho ăn khi độ mặn tăng. Chủ động thu hoạch khi thủy sản nuôi đạt cỡ thương phẩm trước khi xâm nhập mặn xảy ra. Về giải pháp dài hạn, ĐBSCL cần được quy hoạch thành 3 vùng để đầu tư các công trình và bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp: Vùng ven biển, vùng giữa và vùng thượng.

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc bố trí diện tích, cơ cấu thời vụ phù hợp với tình hình diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nước là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với xâm nhập mặn; giải pháp này cần phải nghiên cứu, triển khai áp dụng cho ĐBSCL và các khu vực trên cả nước.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Triển vọng từ giống bò lai 3B

    Thực tế cho thấy, mô hình nuôi bò 3B bước đầu đang cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng mới trong phát triển chăn nuôi.
    08/07/2020
    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Thay thế green malachite trong điều trị trùng quả dưa

    Trước đây, green malachite được kết hợp với formalin dùng để điều trị bệnh trùng quả dưa và cho hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, hóa chất thường tồn dư lâu trong cơ thể động vật làm ảnh hưởng đến máu, tế bào gan. Hiện, Bộ NN&PTNN đã cấm sử dụng hóa chất này, vì vậy, cần có giải pháp để thay thế green malachite trong điều trị bệnh trùng quả dưa.
    07/07/2020
    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Nuôi cá trắm đen, lãi cả tỷ đồng

    Đó là ông Trần Thanh Năm (SN 1959, xóm 19, xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là một trong những nông dân tiêu biểu ở địa phương. Trang trại nuôi trồng thủy sản của gia đình ông nằm xa khu dân cư, rộng bát ngát, thoáng mát và sạch sẽ. Nhìn từ xa, đẹp như tranh thủy mặc.
    06/07/2020
    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Liều dùng và vai trò của Vitamin C trên cá

    Động vật thủy sản thường phải chịu sự căng thẳng từ các yếu tố vượt quá khả năng của chúng về sự chịu đựng, chẳng hạn như mật độ nuôi cao, chất lượng nước kém, nhiệt độ cao và sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Tất cả những yếu tố bất lợi này có thể gây ra phản ứng sốc cho cá, dẫn đến năng suất thấp.
    06/07/2020
    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đạt 3,5 tỷ USD

    Dù xuất khẩu thủy sản tháng 6 dần phục hồi nhưng cũng không kéo được mức suy giảm mạnh của 6 tháng, xuất khẩu chỉ đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
    06/07/2020
    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    Động vật phù du và tôm thẻ: Sự bền vững của quá trình cho ăn

    “Thức ăn tự nhiên là thức ăn tốt nhất cho tôm nhỏ và tôm nuôi thương phẩm”
    03/07/2020
    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Kỳ lạ đặc sản bọ biển xấu xí mà siêu ngon, đắt hơn cả tôm hùm

    Bọ biển - đặc sản vùng biển quý hiếm, đắt hơn tôm hùm
    03/07/2020
    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả

    Bài viết cung cấp cho người nuôi một cái nhìn tổng thể về nguyên nhân điều trị bệnh cho tôm kém hiệu quả và cách khắc phục.
    02/07/2020
    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Tại sao thịt cá lại có nhiều màu sắc khác nhau?

    Từ màu đỏ đến màu trắng, từ màu cam cho đến màu xanh, thịt cá có thể rơi vào bất kỳ chổ nào trên thang đo màu sắc. Đằng sau sự khác nhau về màu sắc của từng loại thịt cá là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
    23/06/2020
    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Xử lý nước thải sau nuôi tôm: Bảo đảm vụ tôm thắng lớn

    Công tác xử lý các chất thải sau vụ nuôi tôm để môi trường nuôi luôn ổn định, góp phần cho vụ nuôi tôm thành công.
    23/06/2020
    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Kẽm hữu cơ tác động tới tôm thẻ thế nào?

    Cải thiện chất lượng tôm bảo quản lạnh, thúc đẩy hoạt động miễn dịch, và nhất là dễ dàng qua thành ruột tôm. Đó là phức hợp acid amin Kẽm.
    17/06/2020
    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

    Ếch là một loài vật nuôi lành tính mà thịt ếch lại rất ngon và bổ dưỡng. Trong khi nuôi ếch cũng không quá khó hay có sự kén chọn người nuôi. Cho nên nghề nuôi ếch ngày càng đang được mở rộng hơn cả về diện tích lẫn mật độ.
    17/06/2020
    Zalo
    Hotline