Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai

logo
EN

Ứng phó hạn, mặn: Tầm nhìn cho tương lai
Ngày đăng: 06/07/2020 6518 Lượt xem

    Năm 2020 tiếp tục ghi nhận là năm hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. Vậy nhưng, hậu quả nó gây ra đã nhẹ hơn so với mùa hạn, mặn năm 2016. Để có thể ứng phó tốt hơn trong tương lai, các cấp ngành đang có nhiều chương trình, giải pháp thích hợp.

    Theo Bộ NN&PTNT, xâm nhập mặn năm 2019 - 2020 ảnh hưởng 10/13 tỉnh ĐBSCL; phạm vi ảnh hưởng với ranh 4 g/l là 1.688.600 ha chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng, so năm 2016 cao hơn 50.376 ha. Xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, cây ăn trái và NTTS. Trong đó, tổng diện tích NTTS bị thiệt hại 8.715,5 ha, gồm nuôi cá truyền thống 1.234,5 ha, tôm nước lợ 4.811 ha, cá da trơn 136 ha, nhuyễn thế 201 ha, ngao 2.324 ha. Thiệt hại ở từng địa phương: Tỉnh Cà Mau 4.063 ha (tôm 4.062 ha), Tiền Giang 2.326 ha (ngao 2.324 ha), Bến Tre 1.377 ha (cá truyền thống 1.243 ha, cá da trơn 134 ha), Kiên Giang 749 ha nuôi tôm, Bạc Liêu 200 ha nhuyễn thể.

    Địa phương chủ động

    Điểm nổi bật trong việc ứng phó thiên tai hạn, mặn năm nay là các địa phương chủ động hợp tác. Tỉnh Tiền Giang để ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ, đã chủ động phối hợp với tỉnh Long An đắp 6 đập và các cống trên Quốc lộ 62, hạn chế thiệt hại cho 62.000 ha vùng dự án Bắc Đông của 2 tỉnh. Còn tỉnh Long An lắp đặt thêm 16 cửa cống ngăn mặn dọc tuyến Quốc lộ 62, đắp 32 đập tạm trên các kênh nội đồng, lắp đặt máy bơm và tổ chức bơm nước nhiều cấp chống hạn. Tỉnh An Giang phối hợp tỉnh Kiên Giang vận hành hệ thống thủy lợi trong vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt các cống vùng ven biển tỉnh Kiên Giang phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt cho nhiều diện tích ở An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.

    Kiểm tra độ mặn của nước - Ảnh: Phan Thanh

    Điểm nổi bật thứ hai ở các địa phương là bố trí nhiều điểm đo mặn trên các tuyến sông, kênh rạch và công trình đầu mối để giúp nông dân lấy nước NTTS và trồng cây thích hợp. Tỉnh Bến Tre bố trí gần 50 điểm đo mặn, tổ chức đo kiểm tra độ mặn trong nội đồng và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tỉnh Hậu Giang triển khai hoàn thành 10 trạm đo mặn tự động, số liệu cung cấp hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành. TP Cần Thơ thiết lập 2 trạm đo mặn cố định và 1 trạm đo mặn lưu động để hướng dẫn người dân lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt phù hợp.

    Mùa hạn mặn năm nay, các cấp Trung ương chỉ đạo sớm và thường xuyên. Ngày 27/9/2019 tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo các địa phương ĐBSCL về phòng chống thiên tai, phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2019 - 2020; ngày 25/10/2019, Bộ NN&PTNT có chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn ĐBSCL. Từ đó, nhiều công trình kiểm soát mặn được đẩy nhanh tiến độ, kịp thời phát huy tác dụng.

    Một số công trình do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư đã vượt kế hoạch từ 6 -13 tháng, như cống Âu thuyền Ninh Quới ở tỉnh Bạc Liêu; trạm bơm Xuân Hòa ở tỉnh Tiền Giang; các cống Tân Dinh, Bông Bót, Vũng Liêm ở tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; 18 cống kiểm soát mặn ở tỉnh Bến Tre. Các địa phương cũng dành nguồn vốn thích hợp và đẩy nhanh việc xây dựng công trình kiểm soát mặn. Tỉnh Cà Mau, sau đợt hạn, mặn 2015 - 2016 đến nay đã có 1.205 công trình được triển khai, trong đó mùa khô 2019 - 2020 có 173 công trình. Tỉnh Kiên Giang xây dựng hàng trăm cống, đập dọc bờ biển và hai bên các cửa sống lớn.

    Nhờ sự hỗ trợ của các công trình kiểm soát mặn, việc chuyển đổi diện tích sản xuất để thích ứng với điều kiện mới của người dân đạt kết quả khả quan. Trong đó có 50.000 ha đất lúa trước nguy cơ hạn mặn cao đã chuyển sang NTTS 1.200 ha, trồng rau màu 45.300 ha, cây ăn quả lâu năm 3.450 ha. Ngoài ra, còn có xấp xỉ 100.000 ha đất lúa chủ động cắt vụ, giãn vụ.

    Bài học kinh nghiệm

    Nhiều bài học kinh nghiệm cho tương lai ứng phó biến đổi khí hậu đã được rút ra qua mùa hạn, mặn lịch sử; trong đó, công tác dự báo của cơ quan chuyên môn, việc đo độ mặn ở các địa phương và người dân đã được nêu lên.

    Bộ NN&PTNT cùng nhiều địa phương thống nhất tầm nhìn tương lai cần có giải pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong giải pháp ngắn hạn, đối với NTTS, cần xác định vùng nuôi thủy sản nước mặn ổn định, có ranh giới mặn ngọt rõ ràng, để chủ động phương án điều tiết nước phù hợp. Tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên; hạn chế cho ăn khi độ mặn tăng. Chủ động thu hoạch khi thủy sản nuôi đạt cỡ thương phẩm trước khi xâm nhập mặn xảy ra. Về giải pháp dài hạn, ĐBSCL cần được quy hoạch thành 3 vùng để đầu tư các công trình và bố trí cây trồng, vật nuôi thích hợp: Vùng ven biển, vùng giữa và vùng thượng.

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc bố trí diện tích, cơ cấu thời vụ phù hợp với tình hình diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nước là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với xâm nhập mặn; giải pháp này cần phải nghiên cứu, triển khai áp dụng cho ĐBSCL và các khu vực trên cả nước.

    Nguồn Thủy Sản Việt Nam

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Nghe âm thanh nhấp mồi của tôm thẻ

    Hành vi và tập tính ăn của tôm xưa nay đều nhận được sự quan tâm rất lớn của người nuôi, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý cho ăn và lượng thức ăn mà tôm tiêu thụ.
    28/10/2020
    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Sử dụng điện an toàn trong mùa mưa

    Việc sử dụng điện mất an toàn thời gian qua, nhất là đối với những hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh đã gây ra những hậu quả đáng tiếc.
    26/10/2020
    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Tác động của chì đối với gan tụy tôm thẻ

    Những kim loại nặng không chỉ có nguy cơ tác động đến sự tồn tại và sinh lý của các động vật, mà có thể gây đột biến gen và di truyền cho đời sau. Trong đó, chì là một trong những kim loại có hàm lượng cao nhất của môi trường
    23/10/2020
    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Xuất khẩu tôm tăng trên 10% trong 9 tháng đầu năm nay

    Tháng 9/2020, XK tôm Việt Nam đạt gần 385 triệu USD, tăng trên 25% so với tháng 9/2019, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, XK tôm đạt 2,7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
    21/10/2020
    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Thị trường xuất khẩu cá tra tích cực trở lại

    Kể từ cuối quý 3/2020, tình hình nhập khẩu cá tra ở một số thị trường lớn đã tích cực trở lại, nhất là thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Nhờ đó, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng.
    21/10/2020
    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Nuôi tôm thẻ nước ngọt: Lợi và hại

    Trong những năm gần đây, xuất hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt với độ mặn thấp (<1 ppt), đây đang là một vấn đề gây tranh cãi sôi nổi hiện nay. Vậy tại sao người ta lại đem loài tôm biển này nuôi với điều kiện nước ngọt?
    20/10/2020
    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Probiotic nào phù hợp cho tôm sú?

    Trong hai thập kỷ vừa qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm ngày càng tăng do sự tích cực của chúng và lợi ích thay thế cho những phương pháp điều trị hóa học. Tuy nhiên, việc lựa chọn chế phẩm sinh học phù hợp là rất quan trọng vì nếu không có thể làm mất cân bằng đường ruột tôm và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều hòa miễn dịch, hoạt động đối kháng với mầm bệnh, và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm.
    19/10/2020
    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ông Trần Đình Luân: Ăn cá tra giả lươn, ngon như đang ngồi ăn cơm lươn ở quán Nhật

    Ăn cá tra giả lươn ngon không kém gì như đang ngồi ăn suất cơm lươn ở trong quán Nhật. Nhiều sản phẩm chế biến từ cá tra như: Pizza cá tra, cá tra tẩm bột, giò cá tra… được các em học sinh rất ưa thích, sử dụng.
    18/10/2020
    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Ứng dụng trên đa loài của Inulin trong thủy sản

    Inulin được ứng dụng trên nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản với nhiều tác dụng khác nhau.
    18/10/2020
    Tôm dưới áp lực từ pH

    Tôm dưới áp lực từ pH

    Dưới áp lực của việc thay đổi giá trị pH trong một khoảng thời gian dài, tôm sẽ không thể phát triển bình thường được nữa.
    15/10/2020
    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Nuôi tôm trong hồ xi măng hình tròn cho thu nhập tiền tỷ

    Mô hình nuôi tôm bể tròn có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, bên cạnh đó còn hạn chế được dịch bệnh, tránh ảnh hưởng trực tiếp từ gió bão, tôm nhanh lớn, năng suất cao...
    14/10/2020
    Mật độ

    Mật độ "VÀNG" khi ương cá tra từ giai đoạn bột lên giống

    Nuôi cá tra thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng, với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua các năm.
    13/10/2020
    Zalo
    Hotline