Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

logo
EN

Nông dân khấp khởi mùa vụ mới
Ngày đăng: 28/07/2020 7659 Lượt xem

    thu hoạch tôm

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới

    Tình cờ gặp tôi đi cùng chuyến xe buýt, ông Tư Hoàng (Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) mừng rỡ: “Hôm con xuống nhà chú, ao đầm khô cạn nứt nẻ. Nhưng hơn 1 tháng nay trời mưa liên tục, vuông tôm nhà chú chắc khoảng 2 tháng nữa là thu hoạch, mong sao qua “bĩ cực” sẽ đến “thái lai"”.

    Mong muốn ấy không của riêng ông Hoàng mà hầu hết người dân trong xã. Bởi, nuôi thuỷ sản là tiềm năng, lợi thế kinh tế của Hoà Mỹ với tổng diện tích trên 2.300 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 362 ha, còn lại là nuôi quảng canh, quảng cải tiến kết hợp với nuôi cua. Việc quy hoạch vùng nuôi phù hợp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng thuỷ sản… đã nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hoà Mỹ về đích nông thôn mới vào năm 2018. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, thiệt hại kép khiến người dân điêu đứng, thu ngân sách Nhà nước trong quý I ở Hoà Mỹ giảm hơn 5% so với cùng kỳ.

    Qua dịch Covid-19

    “Đạt chuẩn đã khó, giữ và nâng chuẩn lại càng khó hơn. Vì thế, từ sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, Hoà Mỹ tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của mọi người dân qua các hình thức thi đua sôi nổi, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn”, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ Hà Phương Đông cho biết.

    Cụ thể, xã đã tập trung phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao năng suất. Nuôi tôm thâm canh sang siêu thâm canh, quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến 2 giai đoạn… Với các hộ dân ít đất sản xuất, xã vận động bà con sản xuất theo hướng đa canh, tận dụng bờ vuông trồng rau màu, cải tạo mương vườn nuôi cá chình, cá bống tượng. Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế địa phương, năm 2019 tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch (tăng hơn 1,30% so với năm 2018). Thu nhập bình quân đầu người trên 45 triệu đồng (thời điểm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là 38 triệu đồng).

    Theo ông Hà Phương Đông, sản lượng thu hoạch tăng nhưng tác động bởi dịch Covid-19, đầu ra sản phẩm chậm và giảm giá do thị trường tiêu thụ ngưng trệ. Thời điểm quý I/2019, giá bán tôm sú dao động từ 190.000-220.000 đồng/kg, cá bống tượng 320.000 đồng/kg, cá chình 750.000 đồng/kg. Song, năm nay thực hiện quy định giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, nhà hàng, quán ăn đóng cửa, phương tiện vận chuyển hàng hoá cũng hạn chế… nên giá bán tôm sú chỉ từ 140.000-180.000 đồng/kg, cá bống tượng 250.000 đồng/kg, cá chình 400.000 đồng/kg. Trước tết Nguyên đán Canh Tý, cua gạch giá khoảng 600.000 đồng/kg, thời điểm dịch bệnh, cùng loại cua nhưng giá bán chỉ khoảng 200.000 đồng/kg.

    Gánh nặng kinh tế gia đình của người dân không chỉ là chuyện được mùa mất giá, mà người thân đi lao động ngoài tỉnh trở về (do các công ty tạm ngưng hoạt động), ăn không ngồi chờ trong thời gian mất việc. Thậm chí những người có công việc thường xuyên như chạy xe ôm, phụ quán ăn, bán vé số… cũng thất nghiệp. Qua rà soát, các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để được nhận hỗ trợ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Hoà Mỹ có trên 950 đối tượng, xã đã hoàn thành việc chi hỗ trợ với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

    Đến nắng hạn, xâm mặn

    Hết giãn cách xã hội, người dân Hoà Mỹ lại không trọn vẹn niềm vui vì nắng hạn gay gắt kéo dài. Trong khi nơi đây, bà con chủ yếu nuôi thuỷ sản, mà hạn nặng làm cho độ mặn của nguồn nước tự nhiên tăng rất cao. Người đang nuôi tôm, cá thì lo lắng vì chúng chết hoặc không phát triển. Còn người chưa thả nuôi buộc phải… phơi đầm!

    Nhớ chuyến công tác ở Hoà Mỹ vào giữa tháng 5, tôi có ghé nhà ông Tư Hoàng, thời điểm đó đầm nuôi tôm siêu thâm canh của nhà ông đang phơi, các vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn khô nứt nẻ, chỉ có ao cá tra còn lượng nước vừa phải vì thi thoảng được ông bơm nước ngọt vào. Ông Hoàng than: “Chưa bao giờ nông dân chúng tôi gặp khó như năm nay, hết mất giá lại đến mất mùa. Nếu như điều kiện thuận lợi, thời điểm này, tổng thu từ việc nuôi tôm 2 giai đoạn và tôm siêu thâm canh của gia đình tôi hơn trăm triệu đồng”.

    Cách nhà ông Hoàng không xa, anh Nguyễn Văn Trầm ngồi bó gối trước hiên nhà dưới cái nóng gay gắt, cầu mong trời sớm đổ mưa. Bởi hạn hán, xâm mặn làm cho tôm nuôi thâm canh trên diện tích hơn 4,5 ha và hàng trăm cá chình, cá bống tượng của nhà anh chết sạch. “Nếu thuận lợi sản xuất như những năm trước thì chỉ tính thu hoạch cá thôi, tôi có lợi nhuận trên 15 triệu đồng. Năm nay ngược lại, tổng thiệt hại hơn 40 triệu đồng đầu tư con giống, thức ăn… Bên cạnh đó, nắng hạn bơm nước sinh hoạt cũng lâu hơn ngày thường, tiền điện nhiều hơn”, anh Trầm bộc bạch.

    Qua mùa dịch bệnh, hết cơn hạn hán. Đồng đất Hoà Mỹ đang nhộn nhịp vào mùa vụ mới. Ông Hoàng, anh Trầm cũng như bao người dân địa phương phấn khởi phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế và nhân rộng các mô hình sản xuất đa canh để nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển xã hội. Như niềm tin của ông Hà Phương Đông: “Hoà Mỹ là xã có xuất phát điểm thấp về mọi mặt đời sống xã hội so với các xã trên địa bàn huyện Cái Nước. Nhưng sau 3 năm nỗ lực phấn đấu, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với tinh thần đó, Hoà Mỹ sẽ vượt qua mọi khó khăn, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao”.

    Nguồn Báo Cà Mau

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

    B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
    12/10/2020
    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Khan hiếm sản vật miền Tây ngay giữa mùa nước nổi

    Đồng bằng sông Cửu Long không còn lũ, những sản vật và đặc sản mùa nước nổi cũng trở nên khan hiếm, đến mức có tiền chưa chắc mua được.
    08/10/2020
    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi mới trước thách thức biến đổi khí hậu

    Tỉnh Kiên Giang đang triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP.
    07/10/2020
    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

    Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.
    07/10/2020
    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Vĩnh Long: 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tăng nhưng sản lượng nuôi giảm

    Trong 9 tháng đầu năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm các loài thủy đặc sản gia tăng, giá thương phẩm các loại thủy đặc sản (lươn, baba, ếch, cá chạch lấu) tăng ổn định, người nuôi có lãi khá nên người nuôi tại Vĩnh Long đã mở rộng diện tích nuôi.
    05/10/2020
    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Kích thích phản ứng miễn dịch của tôm thẻ bằng nấm men

    Yarrowia lipolytica là một loại nấm men hiếu khí, lưỡng hình, không gây bệnh, nó có thể được phân lập từ sữa chua, môi trường biển và tôm.
    05/10/2020
    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản

    Bài viết tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Enterococcus spp trong nuôi trồng thủy sản hay cụ thể hơn là các nghiên cứu về công dụng của chủng Enterococcus spp trong nuôi cá.
    05/10/2020
    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Hấp dẫn nơi thủ phủ tôm

    Về Bạc Liêu, nghĩ tới thủ phủ tôm. Vùng đất tuyệt vời như lời vọng cổ: “Bên nước mặn biển cho muối nhiều. Bên nước ngọt phù sa vun bồi". Những lĩnh vực trụ cột thu hút đầu tư
    01/10/2020
    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Vaccine trên tôm: Từ vô lý đến hy vọng!

    Do không có trí nhớ miễn dịch nên ý tưởng Vaccine trên tôm vẫn được xem là không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu làm được thì vaccine trên tôm sẽ từ ý nghĩ vô lý thành điều đáng hy vọng nhất với ngành tôm.
    28/09/2020
    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Long An: Nuôi tôm công nghệ cao trong bể trên cạn, sau gần 3 tháng bắt được 4 tấn

    Nông dân tham quan mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của ông Vũ Hồng Hải, ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
    28/09/2020
    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Cải thiện mô hình nuôi cá rô phi ao đất bằng zeolit

    Sử dụng zeolit trong ao nuôi cá giúp cải thiện chất lượng nước, tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của cá rô phi trong ao đất.
    28/09/2020
    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Xử lý bọt trắng trong ao nuôi tôm

    Ao tôm xuất hiện nhiều bọt trắng lâu tan khi quạt là do nước ao có nhiều chất cặn lơ lửng như xác tảo tàn, chất hữu cơ từ thức ăn dư thừa, tảo, vi khuẩn dạng sợi, hạt đất và các hạt rắn lơ lửng khác.
    25/09/2020
    Zalo
    Hotline