Nông dân khấp khởi mùa vụ mới

logo
EN

Nông dân khấp khởi mùa vụ mới
Ngày đăng: 28/07/2020 7660 Lượt xem

    thu hoạch tôm

    Dù có khó khăn, nông dân vẫn đặt nhiều hy vọng vào vụ mùa mới

    Tình cờ gặp tôi đi cùng chuyến xe buýt, ông Tư Hoàng (Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) mừng rỡ: “Hôm con xuống nhà chú, ao đầm khô cạn nứt nẻ. Nhưng hơn 1 tháng nay trời mưa liên tục, vuông tôm nhà chú chắc khoảng 2 tháng nữa là thu hoạch, mong sao qua “bĩ cực” sẽ đến “thái lai"”.

    Mong muốn ấy không của riêng ông Hoàng mà hầu hết người dân trong xã. Bởi, nuôi thuỷ sản là tiềm năng, lợi thế kinh tế của Hoà Mỹ với tổng diện tích trên 2.300 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 362 ha, còn lại là nuôi quảng canh, quảng cải tiến kết hợp với nuôi cua. Việc quy hoạch vùng nuôi phù hợp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng thuỷ sản… đã nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa Hoà Mỹ về đích nông thôn mới vào năm 2018. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, thiệt hại kép khiến người dân điêu đứng, thu ngân sách Nhà nước trong quý I ở Hoà Mỹ giảm hơn 5% so với cùng kỳ.

    Qua dịch Covid-19

    “Đạt chuẩn đã khó, giữ và nâng chuẩn lại càng khó hơn. Vì thế, từ sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, Hoà Mỹ tăng cường và nâng cao công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, vào cuộc của mọi người dân qua các hình thức thi đua sôi nổi, làm cho cuộc sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn”, Phó chủ tịch UBND xã Hoà Mỹ Hà Phương Đông cho biết.

    Cụ thể, xã đã tập trung phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất để nâng cao năng suất. Nuôi tôm thâm canh sang siêu thâm canh, quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến 2 giai đoạn… Với các hộ dân ít đất sản xuất, xã vận động bà con sản xuất theo hướng đa canh, tận dụng bờ vuông trồng rau màu, cải tạo mương vườn nuôi cá chình, cá bống tượng. Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế địa phương, năm 2019 tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch (tăng hơn 1,30% so với năm 2018). Thu nhập bình quân đầu người trên 45 triệu đồng (thời điểm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là 38 triệu đồng).

    Theo ông Hà Phương Đông, sản lượng thu hoạch tăng nhưng tác động bởi dịch Covid-19, đầu ra sản phẩm chậm và giảm giá do thị trường tiêu thụ ngưng trệ. Thời điểm quý I/2019, giá bán tôm sú dao động từ 190.000-220.000 đồng/kg, cá bống tượng 320.000 đồng/kg, cá chình 750.000 đồng/kg. Song, năm nay thực hiện quy định giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh, nhà hàng, quán ăn đóng cửa, phương tiện vận chuyển hàng hoá cũng hạn chế… nên giá bán tôm sú chỉ từ 140.000-180.000 đồng/kg, cá bống tượng 250.000 đồng/kg, cá chình 400.000 đồng/kg. Trước tết Nguyên đán Canh Tý, cua gạch giá khoảng 600.000 đồng/kg, thời điểm dịch bệnh, cùng loại cua nhưng giá bán chỉ khoảng 200.000 đồng/kg.

    Gánh nặng kinh tế gia đình của người dân không chỉ là chuyện được mùa mất giá, mà người thân đi lao động ngoài tỉnh trở về (do các công ty tạm ngưng hoạt động), ăn không ngồi chờ trong thời gian mất việc. Thậm chí những người có công việc thường xuyên như chạy xe ôm, phụ quán ăn, bán vé số… cũng thất nghiệp. Qua rà soát, các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 để được nhận hỗ trợ gói 62.000 tỷ của Chính phủ. Hoà Mỹ có trên 950 đối tượng, xã đã hoàn thành việc chi hỗ trợ với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

    Đến nắng hạn, xâm mặn

    Hết giãn cách xã hội, người dân Hoà Mỹ lại không trọn vẹn niềm vui vì nắng hạn gay gắt kéo dài. Trong khi nơi đây, bà con chủ yếu nuôi thuỷ sản, mà hạn nặng làm cho độ mặn của nguồn nước tự nhiên tăng rất cao. Người đang nuôi tôm, cá thì lo lắng vì chúng chết hoặc không phát triển. Còn người chưa thả nuôi buộc phải… phơi đầm!

    Nhớ chuyến công tác ở Hoà Mỹ vào giữa tháng 5, tôi có ghé nhà ông Tư Hoàng, thời điểm đó đầm nuôi tôm siêu thâm canh của nhà ông đang phơi, các vuông nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn khô nứt nẻ, chỉ có ao cá tra còn lượng nước vừa phải vì thi thoảng được ông bơm nước ngọt vào. Ông Hoàng than: “Chưa bao giờ nông dân chúng tôi gặp khó như năm nay, hết mất giá lại đến mất mùa. Nếu như điều kiện thuận lợi, thời điểm này, tổng thu từ việc nuôi tôm 2 giai đoạn và tôm siêu thâm canh của gia đình tôi hơn trăm triệu đồng”.

    Cách nhà ông Hoàng không xa, anh Nguyễn Văn Trầm ngồi bó gối trước hiên nhà dưới cái nóng gay gắt, cầu mong trời sớm đổ mưa. Bởi hạn hán, xâm mặn làm cho tôm nuôi thâm canh trên diện tích hơn 4,5 ha và hàng trăm cá chình, cá bống tượng của nhà anh chết sạch. “Nếu thuận lợi sản xuất như những năm trước thì chỉ tính thu hoạch cá thôi, tôi có lợi nhuận trên 15 triệu đồng. Năm nay ngược lại, tổng thiệt hại hơn 40 triệu đồng đầu tư con giống, thức ăn… Bên cạnh đó, nắng hạn bơm nước sinh hoạt cũng lâu hơn ngày thường, tiền điện nhiều hơn”, anh Trầm bộc bạch.

    Qua mùa dịch bệnh, hết cơn hạn hán. Đồng đất Hoà Mỹ đang nhộn nhịp vào mùa vụ mới. Ông Hoàng, anh Trầm cũng như bao người dân địa phương phấn khởi phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế và nhân rộng các mô hình sản xuất đa canh để nâng cao đời sống, thúc đẩy phát triển xã hội. Như niềm tin của ông Hà Phương Đông: “Hoà Mỹ là xã có xuất phát điểm thấp về mọi mặt đời sống xã hội so với các xã trên địa bàn huyện Cái Nước. Nhưng sau 3 năm nỗ lực phấn đấu, với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Với tinh thần đó, Hoà Mỹ sẽ vượt qua mọi khó khăn, hướng tới xây dựng nông thôn mới nâng cao”.

    Nguồn Báo Cà Mau

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

    Acid hữu cơ và muối của chúng được sử dụng như là chất phụ gia trong thức ăn dùng cho động vật thủy sản
    24/09/2020
    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    Đồng Tháp dự kiến khai trương Tuần hàng cá tra và đặc sản tại Hà Nội

    “Tuần hàng cá tra và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội” là sự kiện nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm an toàn, đặc sản cá tra của Đồng Tháp cho người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội
    24/09/2020
     Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Anh - điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay

    Tính đến hết tháng 8/2020, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 913,4 triệu USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
    23/09/2020
    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Tôm thẻ cứu tôm sú qua mùa hạn mặn

    Con tôm sú đã giúp giảm nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giàu, cá biệt có những hộ thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, vụ nuôi năm 2019 - 2020, tôm sú mùa nước mặn phát triển chậm, giá cả không ổn định, người nuôi chịu nhiều thiệt hại. Bù lại, bà con thắng lợi vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng.
    22/09/2020
    Vermiform và bệnh phân trắng

    Vermiform và bệnh phân trắng

    Đây là một “vật thể” lạ được tìm thấy nhiều trong gan tụy tôm bị phân trắng.
    22/09/2020
    Niềm vui trúng mùa được giá

    Niềm vui trúng mùa được giá

    Khác với quy luật "được mùa mất giá, mất mùa được giá" những năm gần đây, nhiều nhà nông ở miền Tây Nam Bộ đang phấn khởi vì tôm và lúa trúng mùa vẫn được giá.
    21/09/2020
    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi: Nên bổ sung probiotic lên thức ăn chìm hay nổi?

    Cá rô phi ở những khu vực khác nhau được nuôi bằng chế độ cho ăn khác nhau, phổ biến nhất là phương pháp bón phân gây màu hoặc cho ăn bổ sung. Thức ăn là nguyên liệu đầu vào định hướng chi phí cao nhất trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, thức ăn có hiệu quả càng cao thì chi phí sản xuất càng ít.
    18/09/2020
    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Giá tăng trở lại, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL bắt đầu khởi sắc

    Xuất khẩu tôm khả quan giúp ngành tôm được vực dậy sau khoảng thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
    17/09/2020
    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Nên ăn hải sản nuôi hay tự nhiên?

    Có nhiều tranh cãi giữa việc ăn hải sản đánh bắt tự nhiên tốt hơn so với hải sản được nuôi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn cá nuôi tốt hơn. Dưới đây là sự phân tích những nhận định so sánh giữa tôm cá nuôi và đánh bắt tự nhiên.
    16/09/2020
    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Tại sao tôm càng xanh chưa thể sánh được với tôm thẻ và tôm sú?

    Các mô hình nuôi tôm càng xanh hiện nay cho kết quả rất khả quan, vậy tại sao con tôm càng vẫn chưa thể trở thành đối tượng nuôi chủ lực?
    16/09/2020
    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Hưởng thuế 0%, tôm Việt hạ đối thủ tại châu Âu

    Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc tháng 8, Việt Nam xuất siêu 5 tỉ USD. Do đó, lũy kế 8 tháng năm 2020, Việt Nam thặng dư thương mại lên đến con số 13,5 tỉ USD.
    16/09/2020
    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ tên khoa học là Ctenopharyngodon idella là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Cá Trắm cỏ là một trong những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế cao, là loại cá có thịt ngon, thơm và giàu dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.
    15/09/2020
    Zalo
    Hotline