Tác Hại Của Tảo Độc Trong Ao Tôm

logo
EN

Tác Hại Của Tảo Độc Trong Ao Tôm
Ngày đăng: 03/06/2019 12773 Lượt xem

    Ths. Dương Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ

    Độc tố tảo là độc tố sinh học được sản sinh ra từ tảo, chủ yếu thuộc 3 ngành: tảo hai rãnh (Dinophyta), tảo lam (Cyanobacteria), tảo silic (Diatom). Ngoài ra, tảo lông roi bám (Haptophyta) và tảo vàng kim (Chrysophyta) cũng được phát hiện có chứa các độc tố. Ở Việt Nam, đã xác định 61 loài tảo độc hại ở các vùng ven biển Bắc bộ,Trung bộ, riêng Nam bộ có khoảng 20 loài (Chu văn Thuộc, 2007).

    Cơ chế gây độc của độc tố tảo lên thủy sinh vật là làm tắc nghẽn mang hay gây độc khi phân hủy giải phóng độc tố ra môi trường hoặc có thể tích lũy trong các sinh vật và thông qua chuỗi thức ăn, chúng gây nguy hại cho các loài động vật ăn thịt bao gồm cả con người (Landsberg, 2002; Backer và ctv, 2003; Hallegraeff, 2004). Các loài động vật thân mềm có vỏ và cá sống rạn là sinh vật chủ yếu tích lũy độc tố tảo, một số sinh vật biển khác như cua, rùa biển và cá mập cũng có thể tích lũy các độc tố này (Shumway, 1990; Landsberg, 2002). Tùy loài tảo, hàm lượng độc tố phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Tảo hai rãnh Alexandrium có hàm lượng độc tố cao nhất là giai đoạn tăng trưởng (Cembella, 1998), tảo silic Pseudonitszchia độc tố được sản sinh chủ yếu vào giai đoạn ổn định (Bates, 1998) còn tảo Prorocentrum cordatum chỉ độc ở giai đoạn  tàn lụi (Grzebyk và ctv., 1997).

    Có thể chia hiện tượng nở hoa của tảo độc hại thành 3 loại sau:

    1. Các loài tảo không chứa độc tố, khi nở hoa có thể tăng đến mật độ rất cao ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước như làm cho pH, oxy hòa tan dao động lớn theo chu kỳ ngày-đêm, tăng hàm lượng ammonia, cạnh tranh dinh dưỡng, khi tảo tàn dễ gây hiện tượng thiếu oxy cục bộ trong ao nuôi, tăng hàm hàm lượng các khí độc gây chết trực tiếp đối với các đối tượng nuôi thủy sản. Một số loài thường gặp là: Gonyaulax polygramma, Noctiluca scintillans (tảo hai rãnh), Trichodesmium erythraeum (tảo lam)...

    2. Các loài tảo sản sinh ra các độc tố mạnh gây tác động trực tiếp đến đối tượng nuôi và cả con người (Liopo, 2001). Các dạng độc tố này thường gặp ở nhóm tảo hai rãnh, tảo silic và tảo lam:

    3. Một số loài tảo không độc với người nhưng lại độc với cá và các động vật không xương sống (đặc biệt trong các hệ thống nuôi thâm canh) do phá hủy hoặc làm tắc nghẽn mang của chúng như là Chaetoceros convolutus (tảo silic), Gymnodinium mikimotoi (tảo 2 rãnh)…

    Sự phát triển của tảo trong ao tôm:

    Dall et al. (1990) cho rằng có mối liên quan mật thiết giữa phytoplankton và sự phát triển của tôm. Nhìn chung, môi trường nước ở các ao tôm khá giàu chất lơ lững, vật chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng hòa tan (Paez-Osuna, 2001), điều này phụ thuộc vào mức độ thâm canh (bao gồm: mật độ thả, nguồn nước, phân bón và thức ăn) chất thải càng nhiều thì nitơ và phospho bị thải ra ngoài môi trường càng cao và đó là điều kiện thuận lợi cho tảo nở hoa trong ao tôm (Alonso-Rodriguez và Paez-Osuna, 2003). Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng nở hoa như: bón phân bất hợp lý, sản phẩm thải từ động vật thủy sản và các điều kiện môi trường kể cả nồng độ muối. Các loài gây nở hoa chủ yếu thuộc các giống loài tảo ưa môi trường giàu dinh dưỡng. Tôm cũng có thể ăn tảo khi nó sử dụng chất vẫn ở đáy ao (Gomez-Aguirre và Martınez-Cordova, 1998). Tuy nhiên, khi tảo nở hoa trong ao tôm có nhiều bất lợi, có thể gây hại đến sinh trưởng của tôm (Ming -Yuan và Jians-Heng, 1993; Cortes-Altami và Licea-Duran, 1999). Hiện tượng nở hoa ở tảo trong ao nuôi thường kéo dài khoảng 5-10 ngày tùy vào giống loài tảo và điều kiện môi trường dinh dưỡng. Trong ao, tảo nở hoa có thể gây bệnh đốm nâu (Stirling và Day, 1990) hoặc gây thiếu oxy cục bộ vào ban đêm từ đó dẫn đến sự thiếu oxy trong máu làm tôm chết hàng loạt (Alonso-Rodriguez và Paez-Osuna, 2003).

    Thông thường trong ao nuôi, các loài tảo silic phát triển thì có lợi hơn các nhóm tảo khác. Do đó, để tảo silic phát triển tốt cần bón phân nhiều lần với liều lượng ít để đạt tỉ lệ N/P là 20:1 (Boyd và Daniel, 1993). Khi nồng độ muối giảm, nhiều ngành tảo khác sẽ phát triển ưu thế dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, độ muối và hàm lượng chất dinh dưỡng... Theo Boyd (1989), tảo silic thường chiếm ưu thế trong ao nước lợ, mặn. Trong khi đó, tảo lục phát triển mạnh ở các ao có độ mặn thấp, muối dinh dưỡng thấp đến trung bình và nhiệt độ ôn hòa. Tuy nhiên, trong các ao tôm ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới, tảo lam lại là nhóm tảo phát triển ưu thế nhất, kế đến là tảo tảo silic và ít nhất là tảo hai rãnh (Cortes-Altam et al., 1994; Rungsupa et al., 1999). Theo Sevrin và Pletikosic (1990), tảo lam thường ưu thế ở mùa hè, tuy nhiên chúng là nhóm tảo có thể chịu đựng môi trường khắc nghiệt nên có thể phát triển cả trong mùa đông ở các ao nông, ít thay nước và ánh sáng mạnh (Santoyo, 1972). Theo nghiên cứu của Barraza-Guzman (1994), tảo lam nở hoa với mật độ cao nhất đạt 3,5 triệu tế bào/lít.  

    Tảo độc nở hoa trong ao tôm

    Sự nở hoa của nhóm tảo hai rãnh (Dinoflagellate) gây nên thủy triều đỏ ở các ao nuôi tôm đã gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với nghề nuôi (Alonso-Rodriguez và Paez-Osuna, 2003). Trên các ao nuôi tôm sú Penaeus monodonP. orientalis ở Đài Loan, Trung Quốc và Malaysia có nhiều giống loài tảo nở hoa do môi trường giàu dinh dưỡng bao gồm: Euglena spp., Noctiluca scintillan, Alexdrium tamarense, Chattonella spp., Protoperidinium balechii; chúng gây ra tình trạng thiếu oxy máu, tiết ra độc tố PSP, ASP làm giảm sinh trưởng ở tôm, gây bệnh, hoặc trực tiếp gây chết tôm (Chen và Gu, 1993; Huei-Meei et al., 1993; Jiasheng et al., 1993; Mingyuan và Jiansheng, 1993; Kotaki et al., 2000). Trong ao tôm thẻ chân trắng Liptopenaeus vannamei, L. stylirostris ở Ecuador và Mexico, một số giống loài tảo nở hoa được phát hiện: Gyrodinium instriatum, Synechocystis diplococcus, Schizothrix calcicola, Prorocentrum minimum, Gymnodinium catenatum. Các loài này thường nở hoa khi môi trường giàu dinh dưỡng hay do sự thay đổi nồng độ muối, chúng tiết ra độc tố PSP và gây thiếu oxy máu làm giảm sinh trưởng và gây chết ở tôm (Jimenez, 1993; Cortes-Altamirano, 1994; Delgado et al., 1996; Cortes-Altamirano và Alonso-Rodrıguez (1997); Cortes-Altamirano và Licea-Duran (1999).  

    Ở Việt Nam, tảo độc nở hoa làm thiệt hại về kinh tế đã được ghi nhận vào tháng 5 và tháng 6/1995, tảo Noctiluca scintillans nở hoa ở khu vực vịnh Vân Phong thuộc vùng biển Khánh Hòa đã làm chết khoảng 20 tấn tôm hùm với thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ đồng (Nguyễn Ngọc Lâm và ctv., 1996). Theo Kotaki et al., (2000) ở  ao nuôi tôm sú tại Đồ Sơn, tảo Nizschia navis-varingica nở hoa do môi trường giàu dinh dưỡng tiết ra độc tố ASP (1,7pg/tế bào, 1 pg = 1/1.000.000 mg) gây chết tôm.

                                                                     

            A: Pseudoniszchia pungens                                                     B: Dinophysis caudata                                                     C: Noctiluca Scintillans 

     

                                                

              D: Microcystis aeruginosa                                                                               E: Noctiluca scintillans nở hoa ở Newzealand

    Một số giống loài tảo độc hại 

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty Cổ Phần UV

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Phân Biệt Đốm Trắng Trên Tôm Do Vi-Rút, Vi Khuẩn Và Môi Trường

    Phân Biệt Đốm Trắng Trên Tôm Do Vi-Rút, Vi Khuẩn Và Môi Trường

    Ths. Trần Việt Tiên, Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ
    03/06/2019
    Tổng quan về các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

    Tổng quan về các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

    TS. Trần Thị Mỹ Duyên - Khoa Thủy sản - Đại Học Cần Thơ
    27/05/2020
    Bronopol - Hóa Chất Đặc Trị Vi Nấm Nhiễm Trên Động Vật Thủy Sản

    Bronopol - Hóa Chất Đặc Trị Vi Nấm Nhiễm Trên Động Vật Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    30/03/2020
    Bio-Floc Công Nghệ Mới Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Bio-Floc Công Nghệ Mới Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGs. Ts. Nguyễn Văn Hòa, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ
    05/06/2019
    Glutaraldehyde – Chất Sát Trùng Phổ Rộng

    Glutaraldehyde – Chất Sát Trùng Phổ Rộng

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    03/05/2019
    Sán lá đơn chủ dactylogyrus & gyrodactylus  gây bệnh trên cá nước ngọt

    Sán lá đơn chủ dactylogyrus & gyrodactylus gây bệnh trên cá nước ngọt

    TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    03/05/2019
    Ứng Dụng Các Dòng Bacillus Sp. Có Ích Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ứng Dụng Các Dòng Bacillus Sp. Có Ích Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    02/05/2019
    Bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng

    Bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng

    TS.Nguyễn Thị Xuân Hồng, TS.Trương Thị Hoa, TS.Nguyễn Thị Huế Linh, PGS.TS.Ngô Hữu Toàn -Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 102 Phùng Hưng, Thành phố Huế
    06/04/2020
    Sử Dụng Tỏi Trong Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Cho Động Vật Thủy Sản

    Sử Dụng Tỏi Trong Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Cho Động Vật Thủy Sản

    PGS.TS. Kim Văn Vạn, Trưởng Bộ môn NTTS, ĐH Nông nghiệp Hà Nội
    05/06/2019
    Sử  Dụng EDTA Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Sử Dụng EDTA Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    03/06/2019
    Sử Dụng Chlorine Trong Xử Lý Nước

    Sử Dụng Chlorine Trong Xử Lý Nước

    PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ
    03/05/2019
    Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Của Tôm Sú (Penaeus monodon)  Và Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Của Tôm Sú (Penaeus monodon) Và Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    01/05/2019
    Zalo
    Hotline