TPD - Tôm thủy tinh là bệnh gì?
Cụm từ TPD đã và ngày càng trở nên phổ biến đối với người nuôi tôm. TPD, còn được gọi là bệnh mờ đục hậu ấu trùng trên tôm giống thẻ chân trắng, đã xuất hiện tại một số trại nuôi tôm ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) từ tháng 3 năm 2020. Sau đó, căn bệnh này đã lan rộng ra các vùng nuôi tôm lớn hơn ở phía Bắc Trung Quốc thông qua các ấu trùng tôm và được gọi với tên tôm thủy tinh.
TPD, với độc lực cực cao, mối đe dọa thường trực người nuôi tôm trong vụ nuôi mới. Với đặc trưng ruột, dạ dày trống, gan tụy nhạt hoặc mất màu trong suốt, có thể nhìn xuyên qua trong nước. Tôm chết hơn 90% ngay sau 24 đến 48h phát bệnh.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh bao gồm:
-
Gan tụy nhợt nhạt, không màu
-
Dạ dày, đường tiêu hóa trống rỗng
-
Cơ thể trong suốt, mờ đục
-
Giảm khả năng bơi, dễ bị chìm xuống đáy
Bảng so sánh giữa 2 bệnh những điểm tương đồng và khác nhau của 2 loại bệnh tôm chết sớm (EMS) và tôm thủy tinh (TPD):
Nội dung |
Tôm chết sớm (EMS) |
Tôm thủy tinh (TPD) |
Tác nhân |
Vibrio parahaemolyticus |
Nhóm vi khuẩn Vibrio. Spp có độc lực cao gấp X 1000 lần vi khuẩn gây bệnh EMS |
Mật số gây bệnh |
105 CFU |
102 CFU |
Giai đoạn |
Ao nuôi (10-45 ngày sau thả) |
Giai đoạn từ giai đoạn hậu ấu trùng (PL) trại giống cho đến sau thả 0-20 ngày |
Triệu chứng |
Teo gan, nhũn gan, trống ruột |
Bỏ ăn, gan tụy và ruột nhợt nhạt mất màu, tôm trong suốt hoặc thân mờ đục. |
Độc lực vi khuẩn |
Vi khuẩn tiết ra ngoài môi trường (Ngoại tế bào-exotoxins) Gây chết 100% trong 5-7 ngày |
Chưa có nghiên cứu rõ ràng! Có thể nội tế bào do vi khuẩn chết phóng thích, endotoxins. Tỷ lệ chết 100% sau 48 tiếng |
Thời điểm nhiễm bệnh |
Giai đoạn 10-45 ngày tuổi sau khi thả giống |
Giai đoạn hậu ấu trùng (PL1-PL 12) – 20 ngày sau khi thả giống |
Khuyến cáo chung của việc phòng ngừa tôm thủy tinh
-
Cần chọn tôm giống khỏe mạnh, sạch bệnh các cơ sở sản xuất giống uy tín và được kiểm dịch đầy đủ, nên bắt post lớn (PL ≥ 12)
-
Thực hiện tốt vệ sinh diệt khuẩn ao nuôi trước thả, đảm bảo an toàn sinh học.
-
Kiểm tra sức khỏe tôm (gan/ruột) mỗi ngày sau khi thả, quan sát kỹ ruột gan tôm.
-
Hạn chế thay nước hoặc gây sốc cho tôm trong giai đoạn dèo (0-20 ngày) để tôm phát triển ổn định
-
2-3 ngày sau thả mang mẫu tôm/mẫu nước kiểm tra mật số vi khuẩn Vibrio và test kháng sinh đồ để có thể có phác đồ điều trị tốt nhất khi phát hiện bệnh.
-
Cần gây màu tảo bằng vi sinh trước khi thả tôm, thả ương mật độ vừa phải với mực nước cao nhất có thể, cân bằng khoáng chất trong nước.
Phòng bệnh là yếu tố tiên quyết và bắt buộc trong giai đoạn 0-20 ngày nuôi
- Bổ sung các sản phẩm nâng cao sức đề kháng, miễn dịch định kỳ
- Diệt khuẩn ao nuôi định kỳ 5-7 ngày/lần sau khi thả giống và sử dụng vi sinh liều cao để ép khuẩn Vibrio.
Khi có biểu hiện dịch bệnh cần xử lý nhanh và kịp thời:
- Can thiệp kháng sinh đúng loại và đủ liều lượng để tránh kháng thuốc.
- Chọn dòng diệt khuẩn phù hợp với giai đoạn tôm nhỏ
- Bổ sung các sản phẩm phục hồi sức khỏe tôm sau điều trị và tránh thay đổi môi trường đột ngột
Quy trình Kiểm soát TPD của UV
4 sản phẩm chủ lực
UV-BASI - Cung cấp vi sinh đối kháng và enzyme ngoại bào giúp kiểm soát vi khuẩn gây hại trong ao nuôi – Khắc tin Vibrio.sp, tác nhân gây bệnh TPD
LEADER new - Diệt khuẩn thế hệ mới, diệt nhanh khuẩn hại trong ao tôm, ít ảnh hưởng vi sinh vật có lợi, an toàn cho tôm con.
VIROVAC - Giải pháp sinh học kiểm soát tôm thủy tinh, tăng cường kháng thể và peptide kháng khuẩn Vibrio, giảm cường độ cảm nhiễm và độc lực vi khuẩn.
FLODOCIN - Đặc hiệu các bệnh trên gan tụy, dung môi đặc biệt giúp thẩm thấu nhanh vào gan tụy.
Một số mô hình ứng dụng thành công quy trình của UV: