Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản

logo
EN

Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 13/07/2021 6476 Lượt xem

    I. GIỚI THIỆU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

    Đông Trùng Hạ Thảo (Chinese caterpillar fungus), còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic (thuộc nhóm Ascomycetes) trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Phần dược tính của đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensic.

    Hình 1. Quả thế nấm Cordyceps militaris ngoài tự nhiên
    Tên gọi "Đông Trùng Hạ Thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. 
    Loài Cordyceps militaris được nuôi cấy tại nhà máy công ty UV và ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản.

    Hình 2. Quả thế nấm Cordyceps militaris trong nuôi cấy nhân tạo

    II. THÀNH PHẦN TRONG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

    Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe... trong đó cao nhất là phospho). Và Adenosine và Cordycepin là hai hơp chất có dược tính cao và chiếm hàm lượng cao của nấm C. militaris. 

    Cordycepin (COR)

    Về tác dụng trị liệu của Cordycepin, một nghiên cứu mới đây tại Đại học về Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo cho thấy Cordycepin có hai tác dụng trên tế bào:
    (1) Ở liều thấp, Cordycepin ức chế tăng trưởng không kiểm soát và phân hóa tế bào; 
    (2) Ở liều cao, Cordycepin chặn đứng tế bào không cho dính chặt với nhau nên sẽ ức chế tăng trưởng. Chính vì vậy, các nhà khoa học Anh cho rằng Đông Trùng Hạ Thảo có tác dụng mạnh trong việc chống ung thư.

    Hình 3. Công thức hóa học của Cordycepin

     

    Adenosine (ADE)

    Các công trình nghiên cứu và các ứng dụng trong thực tế đã chỉ ra Adenosine có những tác dụng dưới đây:
    + Duy trì quá trình tuần hoàn, tăng cường oxy trong máu: Adenosine có trong Đông Trùng Hạ Thảo giúp gia tăng lượng oxy trong máu, hỗ trợ sự giãn nở của các mạch máu, cung cấp dưỡng khí cho sự tuần hoàn máu của cơ thể.
    + Cải thiện sức khỏe: Adenosine cùng các thành phần khác trong đông trùng hạ thảo có khả năng cung cấp năng lượng cùng các chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì các hoạt động sống của cơ thể đồng thời hồi phục sức khỏe. 

    Hình 4. Công thức hóa học của Adenosine

    Protein và amino acid

    Cordyceps có hàm lượng protein thô trong khoảng 29,1-33%. Protein này bao gồm 18 loại amino acid, trong đó có acid aspartic, threonine, glutamate, proline, glycine, valine, methionine, isoleucine, leucine, tyrosine, phenylalanine, lysine, histidine, cystine, cysteine và tryptophan.

    Hình 5. Công thức hóa học của Amino acid

    Acid béo và nguyên tố khoáng

    Ở Cordyceps, hàm lượng acid béo không no đạt 57,84%, gồm có C16:1, C17:1, C18:1 và C18:2. Hàm lượng acid linoleic (C18:2) cao nhất 38,44%, tiếp theo là acid oleic (C18:1) 17,94%. Các acid béo no đạt 42,16%, bao gồm C14, C15, C16, C17, C18, C20 và C22. Acid palmitic (C16) và acid octadecanoic (C18) chiếm hàm lượng cao nhất lần lượt là 21,86% và 15,78%. Các acid béo không no có chức năng giảm lipid máu và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

    III. MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

    Sản phẩm thảo dược chuyên dùng cho Cá chiết xuất "Đông Trùng Hạ Thảo": HEPAMIN plus

    Bài viết của phòng nghiên cứu UV-Việt Nam. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam.
    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    PGS.TS Từ Thanh Dung- Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    09/12/2020
    Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa - Khoa Thủy Sản - Đại Học Nông Lâm TPHCM
    12/11/2020
    Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

    Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

    PGS.TS. Lam Mỹ Lan - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ
    02/09/2020
    Phương Pháp Quản Lý Cho Ăn Trong Ao Nuôi Tôm

    Phương Pháp Quản Lý Cho Ăn Trong Ao Nuôi Tôm

    PGS.TS. Ngô Hữu Toàn - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế
    14/08/2020
    Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

    Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

    ThS. Nguyễn Kiều Diễm - Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Cà Mau
    22/07/2020
    Vai trò của các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò của các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Như Trí, Khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
    17/07/2020
    Bệnh “đóng rong” ở tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

    Bệnh “đóng rong” ở tôm sú (penaeus monodon) nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    10/07/2020
    Sử dụng chất chiết từ cây Yucca trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng chất chiết từ cây Yucca trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa - Khoa Thủy sản - Đại Học Nông Lâm TP. HCM
    29/06/2020
    Hội chứng lở loét ở Cá  Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS)

    Hội chứng lở loét ở Cá Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS)

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    18/06/2020
    Trùng loa kèn, trùng ống hút - tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt

    Trùng loa kèn, trùng ống hút - tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt

    TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    12/06/2020
    Ảnh hưởng của cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản

    Ảnh hưởng của cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản

    PGS. TS. Trương Quốc Phú, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
    08/06/2020
    Ứng Dụng Chế Phẩm EM (Effective Microorganism) Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ứng Dụng Chế Phẩm EM (Effective Microorganism) Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
    24/04/2020
    Zalo
    Hotline