Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt

logo
EN

Kiểm soát tảo trong ao ương Cá nước ngọt
Ngày đăng: 02/09/2020 10010 Lượt xem

    Màu nước tảo trong ao ương cá rô đồng 

    PGS.TS. Lam Mỹ Lan - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ

    VAI TRÒ CỦA TẢO TRONG AO ƯƠNG CÁ

    Tảo là thực vật bậc thấp, là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên của thủy vực. Đây là nguồn thức ăn rất quan trọng của hầu hết các loài phiêu sinh động vật, cá bột, giáp xác và ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ,... Cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài môi trường nước khi chưa tiêu hết noãn hoàng. Thức ăn của chúng là động vật phiêu sinh kích cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera) giáp xác râu ngành (Cladocera). Vì thế, môi trường đủ thức ăn tự nhiên cho cá bột thì phải có lượng tảo trong nước làm thức ăn cho phiêu sinh động vật. Ngoài ra, tảo quang hợp cung cấp phần lớn lượng oxy trong nước tạo môi trường giàu oxy cho cá sống và phát triển. 

    Phương trình quang hợp của tảo:           
    6CO2 + 6H2O + năng lượng ánh sáng C6H12O6 + 6O 

    BIỆN PHÁP DUY TRÌ MÀU NƯỚC TẢO THÍCH HỢP CHO AO ƯƠNG CÁ (CÁ TRA, CÁ RÔ ĐỒNG,...)

    Tảo cần nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng như đạm (N), lân (P), carbon (C).,.. để tăng trưởng và sinh sản. Hầu hết các loài tảo sử dụng đạm ở dạng NH4+ và NO3-, một số tảo lam sử dụng N2, đặc biệt khi đạm vô cơ trong nước bị thiếu.

    Thông thường, nước ao có hàm lượng lân rất thấp so với nhu cầu phát triển của tảo. Nguồn cung cấp Carbon chủ yếu cho phiêu sinh thực vật quang hợp là khí carbonic (CO2) và bicarbonate HCO3-. Bón phân sẽ ít có hiệu quả đối với sự phát triển của tảo nếu hệ thống ao ương thiếu Carbon. Tỷ lệ C:N:P thường cung cấp cho ao để tảo phát triển là 50:10:1 tính theo khối lượng.

    Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tảo phát triển. Bón phân cho ao nên thực hiện trước khi thả cá bột để ương. Có thể bón phân vô cơ dạng chất lỏng, bột hay hạt (phân urea, NPK, DAP, TSP,...), phân hữu cơ (phân chuồng, bột đậu nành, bột cá, các hợp chất hữu cơ tự nhiên khác,...) và phân xanh (lá các loài cây họ đậu, lá cây điên điển,...).  Phân hữu cơ nên bón ở liều lượng 100 - 300 kg/ha bón cho đáy ao hoặc trong lúc cấp nước cho ao. Ao mới đào có thể bón lên đến khoảng 550 kg/ha phân hữu cơ. Vôi và phân vô cơ (chứa N, P, K) có thể được bón cùng một lúc với phân hữu cơ. Khó có thể xác định đúng hàm lượng dưỡng chất tối ưu cho tảo vì nó tùy thuộc vào chất lượng đất nền đáy ao và chất lượng nước cấp. Điều quan trọng là ở thời điểm thả cá ương, nước ao phải có nhiều phiêu sinh vật. Vì vậy, liều lượng phân bón sử dụng ban đầu thường cao, khoảng 20 kg urê/ha và 5 kg DAP/ha.

    Có thể sử dụng bột đậu nành kết hợp với bột cá rải xuống ao để tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Tỷ lệ bột cá/bột đậu nành là 1/1 với liều lượng 3 - 5 kg/100 m2 ao. Khoảng 2-3 ngày sau phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá sẽ phát triển và lúc này ta mới thả cá.

    Hiện nay, có nhiều sản phẩm trên thị trường giúp tạo màu nước nhanh và hiệu quả. Các sản phẩm này thành phần chủ yếu chứa các muối vô cơ với thành phần là N, P, K, ngoài ra trong phân bón gây màu còn chứa một số yếu tố vi lượng. Khi sử dụng sau 1-3 ngày, tảo và trứng nước (Moina) phát triển mạnh làm thức ăn cho cá bột.

    Ngoài ra, nước thải từ ao nuôi cá tra thâm canh có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đạm và lân cao, được tái sử dụng để duy trì màu nước cho ao ương cá hoặc nuôi cá bán thâm canh hay nuôi trứng nước.   

    Bón phân cho ao cần lưu ý thời gian phát triển của phiêu sinh vật làm thức ăn cho cá phải phù hợp  với sự phát triển của cá bột, đặc biệt là cỡ miệng của cá con thì cá mới sử dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên và đạt tỷ lệ sống cao. Thường sau 1 – 2 ngày tảo sẽ phát triển; sau 2 – 8 ngày thì phiêu sinh động vật nhóm luân trùng (Rotifera) phát triển nhanh; sau 13 – 26 ngày nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) và 18 – 40 ngày giáp xác râu ngành (Cladocera).

    BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT SỰ PHÁT TRIỂN QUÁ MỨC CỦA TẢO (TẢO NỞ HOA) TRONG AO ƯƠNG CÁ

    Bón quá nhiều phân cho ao ương hoặc cho cá ăn dư thức ăn, nước trở nên giàu chất dinh dưỡng dẫn đến sự phát triển dày đặc của phiêu sinh thực vật trên tầng mặt và ánh sáng không thể đi qua tầng nước sâu hơn làm cho quá trình quang hợp và oxy hòa tan thấp hơn ở tầng nước sâu. Mỗi loài tảo thích ứng với cường độ ánh sáng và hàm lượng muối dinh dưỡng khác nhau. Cường độ ánh sáng mạnh và tỉ lệ N:P thấp (nhỏ hơn 6:1) sẽ làm tảo lam phát triển không tốt cho ao nuôi, cường độ ánh sáng trung bình và tỉ lệ N:P cao (lớn hơn 7:1) thì tảo lục phát triển rất tốt cho ao nuôi.

    Mật độ tảo cao làm chất lượng nước xấu đi như pH tăng cao vào buổi trưa (độ pH từ 9,5 – 10,5) và hàm lượng oxy hòa tan vào buổi sáng thấp. Do đó, cần áp dụng biện pháp sau đây để duy trì mật độ tảo cho ao ương (duy trì mật độ tảo nhỏ hơn 2 triệu tế bào/1 lít):

    Thay nước: Khoảng 9–10 giờ sáng tảo tập trung nhiều ở tầng nước mặt để quang hợp, thời điểm này nên xả bớt nước tầng mặt (20-30%) và sau đó cấp thêm nước cho ao để duy trì mực nước cao hạn chế tảo phát triển mạnh trở lại. Thực hiện việc thay nước như thế trong một vài  ngày.

    Giảm lượng thức ăn cho cá ương hoặc ngưng cho cá ăn đến khi kiểm soát được màu nước.

    Sử dụng một số chế phẩm sinh học giúp phân hủy chất hữu cơ ở nền đáy và một số chất hấp thu khí độc sinh ra trong nước.

    Sulphate đồng (CuSO4) là hóa chất dùng để diệt tảo rẻ tiền và hiệu quả. Hóa chất này phân hủy nhanh, nhưng nếu sử dụng liều cao sẽ gây nguy hiểm cho cá. Sulfate đồng thường được sử dụng để diệt tảo khi nước có độ kiềm lớn hơn 100 ppm. Không sử dụng Sulfate đồng nếu độ kiềm của nước nhỏ hơn 50 ppm. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào độ kiềm trong nước và được tính bằng công thức sau: lượng CuSO4 = Độ kiềm/100. Thí dụ như độ kiềm của nước là 120 mg/L thì lượng CuSO4 cần sử dụng là 120/100 = 1,2 mg/L. Nếu độ kiềm của nước lớn hơn 250 mg/L thì không nên sử dụng CuSO4 quá 2,5 mg/L sẽ gây độc cho tôm cá. Chỉ nên diệt tảo bằng CuSO4 không quá diện tích ao nhằm hạn chế tính độc của Sulphate đồng đối với cá con.

    Chất tạo màu (gây màu giả cho nước ao): Các chất có màu tự nhiên được chiết xuất thực phẩm sử dụng để hạn chế ánh sáng thâm nhập vào ao làm giảm sự phát triển của tảo. Các chất tạo màu có tính trơ, không độc, dễ hoà tan trong nước và có thể giảm sự thâm nhập của ánh sáng vào tầng nước ao.

    Tóm lại, kiểm soát được sự phát triển của phiêu sinh vật trong ao ương cá sẽ tạo môi trường sống thuận lợi cho cá con tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao.

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty Cổ Phần UV

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    ỨNG DỤNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG TRONG NUÔI TÔM

    ỨNG DỤNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG TRONG NUÔI TÔM

    Ts Phạm Thị Tuyết Ngân, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ Thách thức lớn nhất trong ngành tôm ở qui mô toàn cầu là vấn đề dịch bệnh, đặc biệt bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn và chủ yếu là các loài Vibrio (Ajadi et al., 2016; Hoseinifar et al., 2018). Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi “hội chứng tôm chết sớm” (EMS), do vi khuẩn Vibriosis gây ra với tỷ lệ chết nghiêm trọng (lên đến 100%) và ảnh hưởng đến kinh tế trên toàn cầu (Lightner et al., 2012; Joshi et al., 2014; Kongrueng et al., 2015; Boonsri et al., 2017). Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện tăng trưởng chậm, bụng đói và gan tụy bị teo nghiêm trọng (Joshi et al., 2014; Kongrueng et al., 2015; Sirikharin et al., 2015; Han et al., 2020). Ban đầu, tác nhân gây bệnh của AHPND đã được báo cáo là do Vibrio parahaemolyticus (VPAHPND) (Tran et al., 2013). Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các vi khuẩn Vibrio spp. khác, chẳng hạn như Vibrio punensis (Restrepo et al., 2018), Vibrio owensii (Liu et al., 2015), Vibrio harveyi-like (Kondo et al., 2015) và Vibrio campbellii (Dong et al., 2017) cũng có khả năng gây AHPND ở tôm. Bên cạnh AHPND, các loại Vibrio khác thường được báo cáo trên tôm nuôi do Vibrio alginolyticus, Vibrio anguillarum, V. harveyi, Vibrio vulnificus, V. campbellii và Vibrio fischeri gây nên bệnh (Lavilla-Pitogo et al., 1990; Lightner, 1996; Lavilla -Pitogo et al., 1998; Chen et al., 2000; Jayasree et al., 2006; Longyant et al., 2008; Zheng et al., 2016; Chandrakala và Priya, 2017; Karnjana et al., 2019). Hơn nữa, các loài không thuộc Vibrio như Aeromonas spp. (Dierckens et al., 1998; Zhou et al., 2019), Streptococcosis spp. (Hasson et al., 2009), Shewanella spp. (Wang et al., 2000), Flavobacterium spp. (Chandrakala và Priya, 2017) và Pseudoalteromonas spp. (Zheng et al., 2016) cũng được ghi nhận là có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng NTTS tôm cá. Do đó, các chiến lược tập trung vào việc hạn chế sự phát triển hoặc hoạt động của vi khuẩn gây bệnh là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề tôm nhiễm bệnh AHPND, kháng sinh đã dược sử dụng. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho dịch bệnh này, hầu hết các dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus kháng được hoàn toàn với oxytetracylin, là kháng sinh chủ yếu trộn vào thức ăn nuôi tôm định kỳ. Do đó sử dụng kháng sinh để trị bệnh không có hiệu quả, ngoài ra việc sử dụng kháng sinh còn gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm, đến sự tăng trưởng của tôm và gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
    07/11/2024
    NUÔI TÔM VÀ XU THẾ SỬ DỤNG VI SINH VẬT HỮU ÍCH (PROBIOTIC)  Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    NUÔI TÔM VÀ XU THẾ SỬ DỤNG VI SINH VẬT HỮU ÍCH (PROBIOTIC) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nuôi tôm ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại còn do nguồn nước trên các kênh rạch bị ô nhiễm nặng, khiến bệnh phát sinh và lây lan. Đặc biệt, nhiều kênh, rạch có độ mặn quá cao đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Do vậy để ngành nuôi tôm ven biển phát triển bền vững, rất cần sự đồng hành, đó là tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và ương dưỡng giống tập trung theo quy hoạch chung của ngành, từng bước chủ động nguồn giống tại chỗ cung ứng nhu cầu phát triển sản xuất thủy sản. Giám sát, xử lý để giảm thiểu các nguồn xả thải ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm; đồng thời, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định về quản lý, phòng ngừa khi có dịch bệnh xảy ra, hạc chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Để đạt được hiệu quả toàn diện này trong nuôi tôm, theo tôi người nuôi phải ý thức mọi vấn đề liên quan và chú trọng đến việc quản lý chất lượng nước nuôi và xả thải để đảm bảo trên qui mô rộng nguồn nước mặt không bị ô nhiễm, đây là giải pháp lâu dài. Do vậy việc sử dụng vi khuẩn hữu ích trong quá trình nuôi và trước khi xả thải là cần thiết để đạt được những hiệu quả tịch cực mà ngành nghề mang lại cho người dân và xã hội.
    08/11/2024
    PHÂN BIỆT ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM DO VI-RÚT, VI KHUẨN  VÀ MÔI TRƯỜNG

    PHÂN BIỆT ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM DO VI-RÚT, VI KHUẨN VÀ MÔI TRƯỜNG

    Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường. Vì vậy, nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh đốm trắng như hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phân biệt bệnh để có chiến lược phòng ngừa và chữa trị là rất cần thiết.
    07/11/2024
    Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp trên tôm nuôi

    Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp trên tôm nuôi

    - TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Nông Lâm Huế -
    09/12/2021
    Kiểm Soát Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Bằng Biện Pháp Sinh Học

    Kiểm Soát Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Bằng Biện Pháp Sinh Học

    -PGS.TS Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ -
    21/09/2021
    Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản

    Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản

    -Phòng Nghiên Cứu & Phát Triển RD Công Ty Cổ Phần UV-
    13/07/2021
    Công nghệ đông khô trong sản xuất các chủng PROBIOTIC

    Công nghệ đông khô trong sản xuất các chủng PROBIOTIC

    - Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển R&D Công ty Cổ Phần UV -
    06/07/2021
    Vai trò và sử dụng vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò và sử dụng vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

    PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ và Th.S Trần Thị Bé – Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Bạc Liêu
    19/04/2021
    Ứng Dụng Chế Phẩm PSB (Photosynthetic Bacteria) Trong Nuôi Tôm

    Ứng Dụng Chế Phẩm PSB (Photosynthetic Bacteria) Trong Nuôi Tôm

    - PGS.TS Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ -
    06/04/2021
    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    - TS. Nguyễn Văn Triều - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ -
    02/03/2021
    Zalo
    Hotline