Cây xoan và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

logo
EN

Cây xoan và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 31/12/2020 38274 Lượt xem

    PGS.TS. Kim Văn Vạn - Trưởng Bộ môn NTTS - ĐH Nông nghiệp Hà Nội

    Họ xoan (Meliaceae) là họ thực vật chủ yếu là cây thân gỗ với khoảng 50 giống, 550 loài phân bố khắp miền nhiệt đới. Ở Việt Nam họ xoan có 20 giống với 85 loài phân bố rải rác khắp đất nước.

    Cây xoan có tên tiếng Anh là Chinaberry hay Bead tree, Persian lilac (đinh hương Ba Tư), White cedar (tuyết tùng trắng) và một vài tên gọi khác. Ở Việt Nam cây xoan cũng được gọi với nhiều tên khác nhau như: xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, sầu đông, thầu đâu. Giống thường gặp là Melia với các loài Melia azedarach, M. australis, M. japonica, M. sempervivens, chúng có đặc tính lá sớm rụng và thay lá hàng năm. Cây trưởng thành cao từ 7 đến 12m, có thể đạt tới 30 m. Vỏ thân xù xì, nhiều chỗ lồi lõm, với nhiều vết khía dọc thân. Lá xoan dài tới 50cm, mọc so le, cuống lá dài với 2 hoặc 3 nhánh lá phức mọc đối; các lá chét có màu lục sẫm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Mép lá có khía răng cưa. Hoa xoan có năm cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm. Hoa có hương thơm, nhưng không hấp dẫn đối với các loài ong bướm. Quả xoan loại quả hạch, to cỡ hòn bi, kết quả vào tháng 3 và chín vào tháng 12. Khi còn nhỏ, quả non có màu xanh, khi chín vỏ có màu vàng nhạt, không rụng ngay mà giữ trên cành suốt mùa đông. Quả dần chuyển sang màu trắng, bên trong có chứa 4-5 hạt màu đen. Hạt xoan tròn và cứng thường được dùng làm  chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan.

    Bộ phận sử dụng

    Vỏ thân, vỏ cành to, vỏ rễ và lá đều có thể dùng làm thuốc.  Khi lấy vỏ làm thuốc nên chọn những cây đã đến tuổi khai thác gỗ (cây trồng được 6-7 năm tuổi) cạo bỏ vỏ ngoài đem phơi hoặc sấy khô là dùng được. Thường vỏ rễ dùng tốt hơn vỏ thân.

    Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

    Các nghiên cứu hóa học cho thấy họ xoan chứa nhiều triterpenoid tirucallan, dramaran, oleanan, multifloran và một số alkaloid. Ngoài ra, họ này còn chứa nhiều limonoid. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chiết xuất các chất hóa học ứng dụng trong phòng và chữa bệnh. Aalbersberg và Singh (1990) đã chiết xuất từ quả cây Dysoxylum richii 4 dammaran triterpenoid là richenoat metyl, richenol, richenon và acid richernoic có khả năng chống lại sự phát triển của vi khuẩn và trừ nấm Lemna minor. Mohamad (1999) đã chiết xuất từ vỏ cây Dysoxylum macranthum được 11 hợp chất tirucallan trong đó có 4 chất có tác dụng gây độc lên dòng tế bào KB (tế bào ung thư vòm hầu). Zhou et al. (1995) đã chiết xuất từ cây Melia toosandan được 18 limonoid gây chứng chán ăn trong đó có trichilin. Abdelgaleil và Aswad (2005) cũng đã chiết xuất được 17 limonoid từ cây Khaya ivorensis, Chukrasia tabularis và Khaya senegalensis gây chán ăn có thể ngăn chặn sự phát triển của loài sâu Spodoptera littoralis trong đó có angolensat metyl và 6-hydroxyangolensat metyl.

    Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ xoan (giống Melia) có chứa một alkaloid (có công thức là C9H8O4) vị đắng có tác dụng diệt giun. Ngoài ra, trong vỏ thân và vỏ rễ còn chứa 70% tanin. Quả chứa một alkaloid có tên gọi là Azaridin và một chất dầu (chiếm 60%), dầu có diêm sinh và mùi tỏi. Lá chứa một alkaloid có tên là paraisin, một ít rutin (chiếm 0,5% vật chất khô).

    Công dụng

    Dùng vỏ xoan điều trị giun đũa và giun kim đạt hiệu quả 70-80%, ngoài ra nước sắc vỏ còn có tác dụng ức chế vi trùng gây bệnh ngoài da. Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực.

    Các dạng sử dụng

    Lấy vỏ xoan, loại bỏ vỏ nâu bên ngoài, sao vàng, tán thành bột để dùng. Có thể nước sắc lá xoan để diệt côn trùng trên cây trồng, lá xoan khô để trong các chum chứa hạt ngũ cốc, hạt đậu tránh được mọt, nước đun lá xoan dùng để tắm gia súc mục đích chữa ghẻ. Hoa và lá xoan thì được dùng rải dưới chiếu để ngừa rệp.

    Độc tính trong các bộ phận

    Tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính đối với con người nếu ăn phải. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, hàm lượng hoạt chất cao nhất chứa trong quả. Một số loài chim có thể ăn quả xoan, nhờ thế mà hạt của xoan được phát tán, nhưng chỉ cần 15 gam hạt đã là liều gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim... Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ. Cũng vì có độc tính nên cây xoan còn được trồng để lấy gỗ vì gỗ không bị mối. Vì có độc tính ở vỏ, lá xoan, quả xoan đều không thể ăn được. Ở Việt Nam chưa dùng xoan để làm thuốc diệt giun song ở Trung Quốc và Mỹ đã sử dụng để diệt giun kim, giun đũa. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung.

    Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

    Trong nuôi trồng thủy sản lá xoan rất thường được dùng để diệt trùng mỏ neo và một số ngoại ký sinh trùng khác ký sinh trên cá. Theo báo cáo điều tra về tình hình sử dụng thuốc nam trong nuôi trồng thủy sản của Viện Nghiên cứu NTTS I năm 2006 cho thấy Lá Xoan và Tỏi là 2 loại thảo dược được người nuôi Thủy sản trong 3 tỉnh (Thái Nguyên, Tuyên Quang và Quảng Ninh) dùng nhiều nhất. Lá xoan sau khi thu hái tươi được bó lại thành bó từ 3-5 kg và được dìm vào nước ao nuôi, khi ngâm lá xoan thôi chất alkaloid tan ra có tác dụng diệt trùng mỏ neo rất mạnh. Thường một sào ao bó 3-4 bó lá xoan dìm xuống nước ngập 20-40cm sau 7-10 ngày lá xoan rời ra ta vớt bỏ cuống lá. Khi sử dụng lá xoan để diệt ngoại ký sinh trùng trên cá cần lưu ý hiện tượng thiếu khí ở ao nuôi vào buổi sáng sớm.

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam.

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    ỨNG DỤNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG TRONG NUÔI TÔM

    ỨNG DỤNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG TRONG NUÔI TÔM

    Ts Phạm Thị Tuyết Ngân, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ Thách thức lớn nhất trong ngành tôm ở qui mô toàn cầu là vấn đề dịch bệnh, đặc biệt bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn và chủ yếu là các loài Vibrio (Ajadi et al., 2016; Hoseinifar et al., 2018). Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi “hội chứng tôm chết sớm” (EMS), do vi khuẩn Vibriosis gây ra với tỷ lệ chết nghiêm trọng (lên đến 100%) và ảnh hưởng đến kinh tế trên toàn cầu (Lightner et al., 2012; Joshi et al., 2014; Kongrueng et al., 2015; Boonsri et al., 2017). Tôm nhiễm bệnh có biểu hiện tăng trưởng chậm, bụng đói và gan tụy bị teo nghiêm trọng (Joshi et al., 2014; Kongrueng et al., 2015; Sirikharin et al., 2015; Han et al., 2020). Ban đầu, tác nhân gây bệnh của AHPND đã được báo cáo là do Vibrio parahaemolyticus (VPAHPND) (Tran et al., 2013). Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các vi khuẩn Vibrio spp. khác, chẳng hạn như Vibrio punensis (Restrepo et al., 2018), Vibrio owensii (Liu et al., 2015), Vibrio harveyi-like (Kondo et al., 2015) và Vibrio campbellii (Dong et al., 2017) cũng có khả năng gây AHPND ở tôm. Bên cạnh AHPND, các loại Vibrio khác thường được báo cáo trên tôm nuôi do Vibrio alginolyticus, Vibrio anguillarum, V. harveyi, Vibrio vulnificus, V. campbellii và Vibrio fischeri gây nên bệnh (Lavilla-Pitogo et al., 1990; Lightner, 1996; Lavilla -Pitogo et al., 1998; Chen et al., 2000; Jayasree et al., 2006; Longyant et al., 2008; Zheng et al., 2016; Chandrakala và Priya, 2017; Karnjana et al., 2019). Hơn nữa, các loài không thuộc Vibrio như Aeromonas spp. (Dierckens et al., 1998; Zhou et al., 2019), Streptococcosis spp. (Hasson et al., 2009), Shewanella spp. (Wang et al., 2000), Flavobacterium spp. (Chandrakala và Priya, 2017) và Pseudoalteromonas spp. (Zheng et al., 2016) cũng được ghi nhận là có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng NTTS tôm cá. Do đó, các chiến lược tập trung vào việc hạn chế sự phát triển hoặc hoạt động của vi khuẩn gây bệnh là rất cần thiết. Để giải quyết vấn đề tôm nhiễm bệnh AHPND, kháng sinh đã dược sử dụng. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho dịch bệnh này, hầu hết các dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus kháng được hoàn toàn với oxytetracylin, là kháng sinh chủ yếu trộn vào thức ăn nuôi tôm định kỳ. Do đó sử dụng kháng sinh để trị bệnh không có hiệu quả, ngoài ra việc sử dụng kháng sinh còn gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm, đến sự tăng trưởng của tôm và gây ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
    07/11/2024
    NUÔI TÔM VÀ XU THẾ SỬ DỤNG VI SINH VẬT HỮU ÍCH (PROBIOTIC)  Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    NUÔI TÔM VÀ XU THẾ SỬ DỤNG VI SINH VẬT HỮU ÍCH (PROBIOTIC) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nuôi tôm ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại còn do nguồn nước trên các kênh rạch bị ô nhiễm nặng, khiến bệnh phát sinh và lây lan. Đặc biệt, nhiều kênh, rạch có độ mặn quá cao đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Do vậy để ngành nuôi tôm ven biển phát triển bền vững, rất cần sự đồng hành, đó là tiếp tục đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và ương dưỡng giống tập trung theo quy hoạch chung của ngành, từng bước chủ động nguồn giống tại chỗ cung ứng nhu cầu phát triển sản xuất thủy sản. Giám sát, xử lý để giảm thiểu các nguồn xả thải ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm; đồng thời, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định về quản lý, phòng ngừa khi có dịch bệnh xảy ra, hạc chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Để đạt được hiệu quả toàn diện này trong nuôi tôm, theo tôi người nuôi phải ý thức mọi vấn đề liên quan và chú trọng đến việc quản lý chất lượng nước nuôi và xả thải để đảm bảo trên qui mô rộng nguồn nước mặt không bị ô nhiễm, đây là giải pháp lâu dài. Do vậy việc sử dụng vi khuẩn hữu ích trong quá trình nuôi và trước khi xả thải là cần thiết để đạt được những hiệu quả tịch cực mà ngành nghề mang lại cho người dân và xã hội.
    08/11/2024
    PHÂN BIỆT ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM DO VI-RÚT, VI KHUẨN  VÀ MÔI TRƯỜNG

    PHÂN BIỆT ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM DO VI-RÚT, VI KHUẨN VÀ MÔI TRƯỜNG

    Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường. Vì vậy, nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh đốm trắng như hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phân biệt bệnh để có chiến lược phòng ngừa và chữa trị là rất cần thiết.
    07/11/2024
    Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp trên tôm nuôi

    Một số bệnh kí sinh trùng thường gặp trên tôm nuôi

    - TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Nông Lâm Huế -
    09/12/2021
    Kiểm Soát Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Bằng Biện Pháp Sinh Học

    Kiểm Soát Vi Khuẩn Trong Ao Nuôi Bằng Biện Pháp Sinh Học

    -PGS.TS Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ -
    21/09/2021
    Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản

    Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong nuôi trồng thủy sản

    -Phòng Nghiên Cứu & Phát Triển RD Công Ty Cổ Phần UV-
    13/07/2021
    Công nghệ đông khô trong sản xuất các chủng PROBIOTIC

    Công nghệ đông khô trong sản xuất các chủng PROBIOTIC

    - Phòng Nghiên Cứu và Phát Triển R&D Công ty Cổ Phần UV -
    06/07/2021
    Vai trò và sử dụng vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

    Vai trò và sử dụng vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

    PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền - Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ và Th.S Trần Thị Bé – Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Bạc Liêu
    19/04/2021
    Ứng Dụng Chế Phẩm PSB (Photosynthetic Bacteria) Trong Nuôi Tôm

    Ứng Dụng Chế Phẩm PSB (Photosynthetic Bacteria) Trong Nuôi Tôm

    - PGS.TS Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ -
    06/04/2021
    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    Vấn Đề Chuẩn Bị Ao Trong Ương Nuôi Cá

    - TS. Nguyễn Văn Triều - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ -
    02/03/2021
    Zalo
    Hotline