I. NHU CẦU KHOÁNG TRÊN TÔM
Cách tính hàm lượng khoáng cần thiết trong ao.
Lưu ý: Hàm lượng khoáng đo được nếu thấp hơn hàm lượng khoáng cần thiết trong ao thì cần bổ sung thêm.
II. BỆNH CONG THÂN, ĐỤC CƠ DO THIẾU KHOÁNG
1. Nguyên nhân
Do thiếu một số loại khoáng như: Canxi, magie, phospho,…
- Nguyên nhân làm tôm thiếu khoáng:
* Thức ăn không cung cấp đủ.
* Độ mặn thấp, độ cứng, độ kiềm thấp, ion trong nước không cân bằng.
* Mật độ nuôi cao, cạnh tranh hấp thu khoáng của các loài vi sinh trong ao như: tảo, động vật 2 mảnh vỏ, ốc,…
2. Điều kiện phát triển bệnh
- Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm nhỏ dưới 45 ngày tuổi.
- Xuất hiện ở những ao nuôi độ mặn thấp (dưới 15‰), độ kiềm, độ cứng thấp.
- Thường xảy ra vào lúc thời tiết bất lợi (nắng nóng, mưa đột ngột), môi trường thay đổi (pH, nhiệt độ,…).
- Thường xuất hiện ở những ao nuôi lâu năm, mật độ cao, nghèo dưỡng chất, hàm lượng oxy hòa tan thấp.
3. Biểu hiện bệnh
- Cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo cong thân.
- Tỷ lệ cong thân cao trên 30% khi kiểm tra tôm trên sàn ăn, nhá.
- Trường hợp bị thiếu oxy: phần cơ ở gần các chân bơi bị đục.
Hình: Tôm bị cong thân, đục cơ
4. Phòng trị bệnh
*Quy trình phòng bệnh
- Bước 1: Tạt khoáng BALANCE 5kg/3.000m3 nước, định kỳ 5 - 7 ngày/lần, tạt lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Bước 2: Cho ăn UV-SUPER MIX 5 - 7g/kg thức ăn, định kỳ 2 - 3 lần/tuần.
*Quy trình trị bệnh
- Bước 1: Tạt khoáng BALANCE 5kg/2.000m3 nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tạt liên tục 2 - 3 ngày.
- Bước 2: Cho ăn 10g UV-SUPER MIX + 5ml UV-LITO new/kg thức ăn, trộn 2 cử/ngày và liên tục 3 - 4 ngày.
- Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -