Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Học Công Nghệ Cao - Hai Giai Đoạn

logo
EN

Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Học Công Nghệ Cao - Hai Giai Đoạn
Ngày đăng: 19/05/2021 3716 Lượt xem

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty Cổ Phần UV -

    1. Tên gọi của mô hình

    Rất nhiều năm qua cụm từ “ nuôi tôm công nghệ cao” rất phổ biến trong cộng đồng người nuôi tôm. Nhưng không có một định nghĩa chính xác công nghệ cao là như thế nào. Công nghệ cao là mật độ cao hay công nghệ cao là được lắp thêm một số thiết bị công nghệ vào, những thiết bị gì và chúng có tác dụng gì trong ao nuôi tôm?

    Thực chất đây chỉ là một cách gọi nôm na, đó là mô hình của những nhà đầu tư nuôi có nguồn vốn tương đối lớn, đầu tư từ việc thiết kế, xây dựng, vật dụng máy móc và vận hành. Phần lớn các mô hình chỉ gần giống nhau do người sau luôn tư duy cải tiến của người đi trước nhưng có một điểm chung là cho ra sản lượng cao trên một diện tích ao nuôi nhỏ (không tính trên toàn bộ mô hình), đây chính là điểm mạnh của mô hình này. Trong sản xuất lúc nào con người cũng nhắm đến mục tiêu tạo ra sản phẩm nhiều hơn, sản lượng nhiều hơn nên với ưu thế của mình mô hình này trong tương lai chắc chắn sẽ mang tính chủ đạo trong nghành nuôi tôm.

    2. Những yêu cầu cần thiết của mô hình

    Tất nhiên mọi vấn đề bao giờ cũng đi đôi giữa thế mạnh điểm yếu, đó chính là cái mà chúng ta đang thấy, tuy mô hình rất hiệu quả như vậy nhưng hiện nay vẫn chưa có độ phủ trên hầu khắp diện tích nuôi tôm hiện tại. Đâu là cốt lõi của vấn đề? Có 3 yêu cầu được đề cập đến.

    Đầu tiên là nguồn vốn phải đủ lớn: Thực tế là như vậy, để xây dựng được mô hình hoàn chỉnh cần diện tích ít nhất ≥ 8.000m2. bên cạnh đó là công trãi bạt, máy che, điện 3 pha (nếu khu vực không có phải tự hạ thế điện), máy phát điện phòng khi mất điện, cộng với chi phí vận hành hệ thống.

    Thứ 2 là khu vực áp dụng: Do phải nuôi ở mật độ cao, nên nhu cầu về khoáng chất trong nước phải cao để đáp ứng nhu cầu cho tôm phát triển tốt nhất. Kéo theo độ mặn để đáp ứng được vấn đề này cũng phải ở mức cao, trên 10‰. Do đó một số vùng độ mặn thấp thường khó áp dụng được, nếu có cố gắn thì kết quả về sản lượng và chất lượng đầu ra cũng không được như mong muốn.

    Thứ 3 là trình độ am hiểu của người quản lý và vận hành: điều này hơi nhạy cảm nhưng chiếm tỷ trọng trong thành công tương đối lớn. Muốn nuôi được con tôm thành công trong mô hình này ngoài việc am hiểu về đặc tính sinh học, nhu cầu của con tôm cần có thêm kiến thức về tảo, về hóa chất, khoáng, thủy lý hóa, về vi sinh và dinh dưỡng, hiệu quả an toàn sử dụng điện. Như vậy việc vận hành sẽ dễ dàng, thành công và tiết kiệm được chi phí.

    ao vèo

    3. Tồn tại và định hình cho sự hoàn thiện

    3.1 Nhược điểm mô hình

    Trong những năm 2015 - 2016 sự phát triển ồ ạt của ao tôm “ công nghệ cao” nhưng không theo mô hình đầy đủ, dẫn đến lượng nước xả thải từ ao nuôi ra thẳng sông ngòi – kênh rạch trên địa bàn khu vực Cà Mau đã làm nghề nuôi tôm ở đây bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ đối với những hộ nuôi thâm canh mà cả các hộ nuôi quảng canh, và quảng canh cải tiến. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý được nguồn nước để đảm bảo vừa vận hành tốt được mô hình mà lại vừa đảm bảo được môi sinh để duy trì sự bền vững của nghề nuôi tôm?

    3.2 Thiết kế một mô hình nuôi an toàn sinh học cơ bản

    Sơ đồ một hệ thống nuôi siêu thâm canh hai giai đoạn an toàn sinh học

    3.3 Mục tiêu của mô hình

    - Tiết kiệm lượng nước thay tối đa nhằm hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước, thay nước

    - Tạo ra sản phẩm tôm sạch, ưu thế giá bán trên thị trường.

    - Hạn chế lựơng nước thải ra môi trường, hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước tự nhiên.

    - Định hình cho sự phát triển bền vững.

    3.4 Cơ sở thực tế

             Qua trao đổi với nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm trong vấn đề nuôi tôm: anh Tân (Đại lý Năm Nghĩa – Bình Đại, Bến Tre), anh Minh ( Đại lý Đức Minh – Thạnh Phú, Bến Tre) điều đưa ra một nhận định rằng: Trong quá trình nuôi nếu sử dụng chế phẩm sinh học xử lý liên tục mỗi ngày thì hiệu quả khống chế khuẩn rất tốt, ưu thế và an toàn hơn nhiều so với dùng hóa chất diệt khuẩn. Đó là một trong những kinh nghiệm thực tế khẳng định lại cơ sở của mô hình sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hóa chất diệt khuẩn trong nuôi tôm mật độ cao.

    4. Qui trình ứng dụng chế phẩm sinh học của UV trong nuôi tôm hai giai đoạn

    4.1 Giai đoạn vèo

              Tuân thủ nghiêm ngặc việc sử dụng vi sinh xử lý nước định kỳ 2 lần trên ngày để kiểm soát lượng chất thải, mật độ tảo và khí độc trong ao vèo. Kết hợp bổ sung dưỡng chất và khoáng để giúp tôm tăng trưởng tối đa tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này. UV có bài đề cập riêng về giai đoạn vèo sinh học trong qúa trình nuôi tôm thôm canh ở một kỳ khác.

    quy trình vi sinh áp dụng cho giai đoạn vèo

    Quy trình vi sinh áp dụng cho giai đoạn vèo

    4.2 Nuôi giai đoạn 1 và giai đoạn 2

              Sau giai đoạn vèo tôm được san ra ao nuôi thứ nhất nuôi ở giai đoạn 1, giai đoạn này kéo dài đến khoảng 50 ngày, tính cả thời gian vèo. Khi này size tôm rơi vào khoảng 70 – 100 con/kg. Ở giai đoạn nuôi thứ nhất là giai đoạn bứt phá của đàn tôm, tốc độ lớn có thể trên dự đoán nếu nhu cầu dinh dưỡng đáp ứng được đúng mức tối đa. Điểm yếu tồn tại vẫn là đường ruột tôm đang hoàn thiện nhưng  với sức tải thức ăn lớn, cần sản phẩm hỗ trợ nong to và bảo vệ đường ruột tốt nhất. Bước sang giai đoạn nuôi 2 (thậm chí nuôi 3) lúc này đường ruột đã hoàn thiện chỉ cần duy trì hỗ trự đường ruột với một sản phẩm phổ thông để hạn chế chi phí, lúc này điều cần lưu ý là sức tải môi trường. Chế phẩm sinh học chỉ giải quyết được phần nào phần còn lại dựa vào việc san thưa ra các giai đoạn để giảm sức tải của môi trường ao nuôi.

    Quy trình vi sinh áp dụng cho nuôi giai đoạn 1 và 2

    Quy trình vi sinh áp dụng cho nuôi giai đoạn 1 và 2

    5. Kết luận

              Trong một tương lai không xa thì hình thức nuôi tôm san ra nhiều giai đoạn sẽ chiếm ưu thế. Thứ nhất nếu giá tôm size về lớn (30 – 20 con/kg) vẫn tốt như hiện tại. Thứ hai là sản lượng tính trên diện tích nuôi sẽ cao dẫn đến tiết kiệm nhiều chi phí từ vật tư đến công lao động. Thứ 3 hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm do nguồn nước thải ra ngoài môi trường. Đây cũng là định hướng cho một nền nông nghiệp xanh và an toàn trong tương lai.

    pro-pond new e.m

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Quy Trình Kiểm Soát TPD Của UV-Việt Nam

    Quy Trình Kiểm Soát TPD Của UV-Việt Nam

    UV-Việt Nam xin được giới thiệu quy trình kiểm soát bệnh tôm thủy tinh (TPD)
    15/05/2024
    Vi khuẩn có nói chuyện được với nhau?

    Vi khuẩn có nói chuyện được với nhau?

    - Phòng Kỹ Thuật-Marketing Công Ty Cổ Phần UV -
    15/12/2023
    Ứng Dụng Vi Sinh Cho Ăn Trong Nuôi Tôm Ao Bạt Mật Độ Cao

    Ứng Dụng Vi Sinh Cho Ăn Trong Nuôi Tôm Ao Bạt Mật Độ Cao

    - Phòng Kỹ Thuật Công Ty Cổ Phần UV -
    26/05/2021
    Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Ương Tôm

    Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Ương Tôm

    - Phòng Kỹ Thuật Công ty Cổ phần UV -
    11/03/2021
    Quy trình xử lý nấm đồng tiền trên ao nuôi lót bạt

    Quy trình xử lý nấm đồng tiền trên ao nuôi lót bạt

    - Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty UV -
    10/08/2020
    Biện pháp phòng & trị bệnh Cong thân - Đục cơ trên Tôm Thẻ
    09/06/2020
    Bện pháp phòng và trị bệnh Đốm Đen trên Tôm Thẻ

    Bện pháp phòng và trị bệnh Đốm Đen trên Tôm Thẻ

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
    04/06/2020
    Zalo
    Hotline